CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2421 Những thách thức của tiền kỹ thuật số đối với các cơ quan công quyền: Nhìn từ vụ việc cụ thể / Nguyễn Thị Ánh Vân // Luật học .- 2019 .- Số 4 .- .- Tr. 61 – 75 .- 340
Sự xuất hiện của tiền kĩ thuật số đã làm nảy sinh nhiều loại quan hệ xã hội mà tới nay Việt Nam chưa có luật điều chỉnh, vì vậy, đã và đang trở thành những thách thức đối với một số cơ quan công quyền ở Việt Nam. Bài viết bàn về cách giải quyết một vụ việc cụ thể gắn với tiền kĩ thuật số của cơ quan thuế và toà án trên cơ sở nghiên cứu các quyết định của các cơ quan này trong mối quan hệ với các quy định pháp luật có liên quan, chỉ ra những vướng mắc và gợi mở cách khắc phục.
2422 Những vấn đề lí luận về quy trình tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ / Nguyễn Văn Tuyến // Luật học .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 86 – 96 .- 340
Bài viết có mục đích trao đổi, bàn luận nhằm làm rõ hơn một số vấn đề lí thuyết về quy trình tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ – với tư cách là một trong những nội dung cốt lõi của quản trị đại học hiện đại.
2423 Hợp tác quốc tế về đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam – Nhìn lại và hướng tới / Lê Lan Chi // Luật học .- 2019 .- Số chuyên đề .- Tr. 40 – 44 .- 340
Bài viết đánh giá các hình thức, quá trình và kết quả hợp tác quốc tế về đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam trong 20 năm qua và xác định bối cảnh, định hướng hợp tác quốc tế về đào tạo luật sư trong thời gian tới để góp phần giúp cơ sở đào tạo và các cơ quan, tổ chức hữu quan có những dự liệu và chuẩn bị cho một giai đoạn mới về đào tạo loại hình nghề luật quan trọng này trước thềm thời điểm cột mốc năm 2020 đang tới rất gần.
2424 Một số vấn đề lý luận về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Khi mục tiêu không phải là tự do hoá thương mại / Vũ Kim Ngân, Phạm Hồng Sơn // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 3 – 15 .- 340
Bài viết trình bày những vấn đề lý luận chung về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, từ quá trình hình thành và phát triển, những đặc trưng cơ bản cho đến xu hướng đàm phán, ký kết FTA trong tương lai. Bên cạnh việc phân tích những điểm “mới”của các FTA này so với FTA thế hệ trước, bài viết cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh các cuộc đàm phán tự do hoá thương mại đa biên đang lâm vào bế tắc như hiện nay, việc ký kết FTA thế hệ mới có thể được xem là giải pháp cho những mong muốn được hội nhập sâu và rộng hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu của các nước thành viên WTO.
2425 Một số thách thức khi thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam từ việc chuyển hoá điều ước vào pháp luật trong nước / Nguyễn Ngọc Hà // .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 16 – 28 .- 340
Bài viết tập trung phân tích một số thách thức đối với Việt Nam khi chuyển hoá các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung và các FTA thế hệ mới nói riêng vào nội luật. Các thách thức này liên quan đến nội dung của Điều 6 khoản 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 – cơ sở pháp lý để chuyển hoá FTA vào nội luật và từ chính thực tiễn chuyển hoá FTA vào các quy định trong nước. Đây là những vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm giải quyết để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các cam kết của mình trong FTA.
2426 Điều chỉnh quan hệ giữa lao động và thương mại quốc tế trong khuôn khổ EVFTA / Trần Thị Thuỳ Dương // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 29 – 40 .- 340
Quan hệ giữa lao động và thương mại quốc tế được điều chỉnh như thế nào trong luật thương mại quốc tế? Để trả lời câu hỏi này, trước hết tác giả sẽ xem xét khuynh hướng điều chỉnh mối quan hệ trên trong luật thương mại quốc tế nói chung; sau đó nghiên cứu việc điều chỉnh mối quan hệ này qua ví dụ điển hình là Chương 13 dự thảo EVFTA.
2427 Nguyên tắc của pháp luật phát triển năng lượng sạch và gợi mở xây dựng Luật phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam / Nguyễn Thị Bình // Luật học .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 3 – 10 .- 340
Bài viết phân tích các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật phát triển năng lượng sạch, bao gồm: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền, nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc kích thích lợi ích kinh tế, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc sử dụng nguồn tài chính tập trung. Bài viết cũng đưa ra quan điểm xây dựng Luật phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam, gợi mở kết cấu, nội dung chính của văn bản luật này.
2428 Nhận diện điều ước quốc tế trên cơ sở “ Ý định xác lập quyền và nghĩa vụ” của các bên / Đinh Dương Duy // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 12 – 28 .- 340
Bài viết phân tích “ý định xác lập quyền và nghĩa vụ” trong định nghĩa điều ước quốc tế của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế và trong phán quyết của một số cơ quan tài phán quốc tế, nhấn mạnh vai trò của “ý định xác lập quyền và nghĩa vụ” trong việc nhận diện bản chất điều ước của các văn kiện quốc tế, đặc biệt là các văn kiện có tên gọi gây tranh cãi; chỉ ra những vướng mắc về mặt pháp lí trong các quy định hiện hành của Việt Nam; đề xuất phương án hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này, tránh trường hợp bị ràng buộc vào các cam kết ngoài ý muốn.
2429 Trách nhiệm hiến pháp trong bối cảnh cải cách pháp luật và nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay / Mai Văn Thắng // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 68 – 80 .- 340
Bài viết luận giải sự cần thiết thừa nhận trách nhiệm hiến pháp như là một loại trách nhiệm pháp lí ở Việt Nam hiện nay. Trách nhiệm hiến pháp, một mặt góp phần khoả lấp những khoảng trống, bất cập của lí luận pháp luật, làm tường minh ranh giới giữa trách nhiệm pháp lí, và trách nhiệm chính trị, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn, mặt khác, góp phần quan trọng hoàn thiện mô hình, phương thức tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam theo định hướng pháp quyền, dân chủ, thúc đẩy phân quyền và đặc biệt hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
2430 Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành / Lê Thị Bích Thuỷ // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 81 – 92 .- 340
Bài viết phân tích quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu trên cơ sở so sánh quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 với các điều ước quốc tế bổ biến liên quan, từ đó đưa ra đánh giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về việc giới hạn quyền lựa chọn hệ thống pháp luật của các bên trong hợp đồng cũng như xác định hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất một cách hợp lý.