CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
211 Nhà nước pháp quyền dưới góc nhìn so sánh các quan điểm khoa học pháp lý đương đại / Thái Vĩnh Thắng // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 1-13 .- 340
Nền văn hóa pháp lý Việt Nam hiện nay là kết tinh những tinh hoa văn hóa pháp lý truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa pháp lý đương đại của nhân loại. Bài viết phân tích khái niệm và các yếu tố cơ bản của nhà nước pháp quyền trong quan niệm phổ biến hiện nay trên thế giới, đặc biệt chú trọng vào nội dung của của Nghị quyết 27/NQ/TW về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam nhằm đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chí nhà nước pháp quyền.
212 Cơ chế, chính sách đặc đặc thù đô thị thành phố Hồ Chí Minh - Vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn / Nguyễn Thị Thiện Trí // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 14-25 .- 340
Ngày 24/6/2023 Quốc hội thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù đô thị cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) với thời hạn 5 năm thay thế cho Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù đô thị TP. Hồ Chí Minh sau 5 năm thực hiện. Việc áp dụng cơ chế đặc thù đô thị ở Việt Nam không mới, tuy nhiên đây là một thực tiễn pháp lý đặc biệt. Bài viết này phân tích về cơ chế đặc thù và vị trí, tính chất pháp lý của cơ chế đặc thù đô thị TP. Hồ Chí Minh.
213 Đền bù kinh tế khi ly hôn theo pháp luật dân sự trung quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Phúc Thiện // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 26-35 .- 340
Bài viết này cung cấp các nội dung trọng yếu liên quan đến quy định về đền bù kinh tế khi ly hôn trong Bộ luật dân sự Trung Quốc năm 2020, bao gồm: (i) nội dung và cơ sở pháp lý của quy định; (ii) thực tiễn tư pháp và (iii) góp ý hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam.
214 Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là tổ chức hành nghề luật sư / Nguyễn Huy Hoàng // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 36-52 .- 340
Pháp nhân, bao gồm các tổ chức hành nghề luật sư, thực hiện dịch vụ đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Thực tiễn cho thấy các quy định pháp luật về pháp nhân là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự còn nhiều bất cập. Bài viết nêu một số khó khăn, vướng mắc để đưa ra những góp ý hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là các tổ chức hành nghề luật sư.
215 Bàn về vấn đề thu hồi đất để sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng / Trần Xuân Tây // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 53-64 .- 340
Chuyển dịch đất đai (land conversion) là quá trình tất yếu ở cả các quốc gia. Ở Việt Nam, việc chuyển dịch đất đai để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được thực hiện theo cơ chế bắt buộc. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quy định của pháp luật cũng như việc thực thi thu hồi đất còn nhiều hạn chế, bất cập, ảnh hưởng lớn đến việc ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng có những thay đổi nhất định về vấn đề này nhưng chưa có sự đột phá. Vì vậy, bài viết này sẽ nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, từ đó góp phần ổn định quan hệ đất đai và đời sống kinh tế - xã hội.
216 Cơ chế kiểm soát tính công bằng của các điều khoản mẫu theo pháp luật liên minh châu âu và một số nước thành viên – gợi mở cho Việt Nam / Phan Hoài Nam, Trần Thị Ngọc Hà // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 65-76 .- 340
Pháp luật Việt Nam đã có cơ chế kiểm soát tính công bằng của các điều khoản mẫu, tuy nhiên vẫn chưa thật sự hiệu quả trong việc đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tham gia hợp đồng. Bài viết tập trung tìm hiểu về cơ chế kiểm soát tính công bằng của các điều khoản mẫu trong pháp luật của Liên minh châu Âu và một số quốc gia thành viên. Từ đó, bài viết rút ra một số định hướng nhằm hoàn thiện cơ chế này ở Việt Nam.
217 Chính sách hỗ trợ phát triển nghề cá bền vững và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam / Nguyễn Khắc Vượt // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 77-85 .- 340
Chính sách hỗ trợ phát triển nghề cá hiện nay của Việt Nam bao gồm cả ưu đãi tín dụng cho ngư dân để phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, làm gia tăng đội tàu một cách nhanh chóng, vượt quá mức khai thác trong vùng biển Việt Nam, có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam, khiến ngư dân Việt Nam vượt tuyến sang vùng biển nước ngoài khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Bài viết tập trung phân tích chính sách hỗ trợ nghề cá của Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững, phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới.
218 Bản chất pháp lí của tài sản mã hoá và tiền mã hoá / Nguyễn Thị Long // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 32-50 .- 340
Trong bối cảnh phát triển khoa học công nghệ hiện nay nhiều nghiên cứu cho rằng tài sản mã hoá, tiền mã hoá có đủ dấu hiệu được coi là tài sản mới, một số nghiên cứu lại không đồng tình. Việc xác định rõ bản chất pháp lí của tài sản mã hoá, tiền mã hoá là việc làm quan trọng góp phần xây dựng khung pháp lí điều chỉnh hiệu quả và phù hợp đối với loại tài sản này. Bài viết bàn về lịch sử hình thành và một số vấn đề lí luận cơ bản về tài sản mã hoá, tiền mã hoá, qua đó chỉ ra rằng tài sản mã hoá, tiền mã hoá có đặc trưng của quyền tài sản và có thể được ghi nhận là tài sản; tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể ghi nhận tài sản mã hoá, tiền mã hoá là tài sản nếu giải quyết được các thách thức đến từ đặc trưng riêng biệt của đối tượng này.
219 Hoàn thiện quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước / Phạm Thị Giang Thu, Nguyễn Thị Phương Thảo // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 51-63 .- 340
Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đang là xu hướng phát triển tất yếu trong quản trị nhà nước, trong đó có quản trị doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề này trở nên quan trọng trước thực trạng hàng loạt doanh nghiệp nhà nước hoạt động yếu kém, gây thất thoát số lượng lớn tài sản nhà nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có sự chưa hoàn thiện của pháp luật. Bài viết phân tích một số hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện về phạm vi nội dung công khai, trách nhiệm giải trình cũng như nhận diện đủ hành vi vi phạm.
220 Xác định thẩm quyền tài phán trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử xuyên biên giới: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và bài học cho Việt Nam/ / Trần Thị Thu Phương // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 64-79 .- 340
Vấn đề xác định thẩm quyền tài phán luôn là mối quan tâm đối với các quốc gia. Từ nhiều thế kỉ nay, quan niệm truyền thống về thẩm quyền tài phán luôn gắn với yếu tố lãnh thổ. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển của thương mại điện tử, việc xác định thẩm quyền tài phán của tòa án quốc gia dường như không còn đơn giản, khi trong không gian mạng không tồn tại khái niệm lãnh thổ. Do vậy, việc sử dụng yếu tố lãnh thổ để xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia trong không gian mạng nói chung và trong giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng cần phải được xem xét lại. Bên cạnh đó, việc tìm ra yếu tố kết nối khác là vấn đề đặt ra đối với tất cả các quốc gia. Bài viết giới hạn nghiên cứu ở thẩm quyền xét xử của toà án đối với các vụ việc phát sinh từ hoặc có liên quan đến các giao dịch với người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Trên cơ sở phương pháp so sánh luật học, bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm của Hoa Kỳ và kinh nghiệm của Liên minh châu Âu để đưa ra một số gợi ý tham khảo cho Việt Nam.