CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2061 Quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh Covid-19 / Dương Văn Quý // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 09 (409) .- Tr.51 – 54 .- 340
Dịch bệnh Covid - 19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh là một trong những nguyên tắc hàng đầu trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bài viết phân tích nội dung quyền tiếp cận thông tin về dịch bệnh Covid – 19 ở nước ta hiện nay.
2062 Bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân trong pháp luật quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam / Vũ Công Giao, Lê Trần Như Tuyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 09 (409) .- Tr.55 – 64 .- 340
Thế kỷ XXI ghi dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của nhân loại. Đây là thế kỷ của kỹ thuật số, nơi mà những tiến bộ về công nghệ thông tin, thiết bị kết nối với Internet và phân tích dữ liệu đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử loài người. Sự phát triển của kỹ thuật số đã mở ra một kỷ nguyên mới cho khoa học công nghệ, là yếu tố đóng vai trò cốt lõi thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0, với những tác động vô cùng sâu rộng tới xã hội,làm thay đổi lối sống của con người. Tuy nhiên, sự phát triển của kỹ thuật đồng thời gây ra những tác động cực kỳ phức tạp đối với việc bảo vệ quyền về sự riêng tư của con người, đặc biệt là quyền đối với dữ liệu cá nhân. Bài viết này phân tích sự tác động của kỹ thuật số đến quyền đối với dữ liệu cá nhân; đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật ở một số quốc gia về việc bảo vệ quyền này trong bối cảnh mới và nêu ra một số giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo.
2063 Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam / Vũ Hồng Anh, Nguyễn Thị Thủy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Tr.3 – 8 .- Tr.3 – 8 .- 340
Tình trạng khẩn cấp là tình huống xảy ra khi thảm họa lớn do thiên nhiên, con người gây ra, khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng vượt quá khả năng ứng phó của chính quyền, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản của Nhà nước và của tổ chức khác. Khi áp dụng tình trạng khẩn cấp tất yếu sẽ dẫn đến việc hạn chế quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân, trong nhiều trường hợp còn dẫn đến việc hạn chế quyền trong lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
2064 Ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử / Trương Nhật Quang, Huỳnh Thông // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 10 (410) .- Tr.19 – 24 .- 340
Bài viết phân tích quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử của tòa án, qua đó khẳng định: Các quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2015 tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng chữ ký scan và chữ ký hình ảnh cho hợp đồng lập bằng văn bản. Các án lệ và bản án của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra trong thời gian gần đây cho thấy, tòa án ngày càng xem xét bản chất của sự chấp thuận hơn là hình thức của sự chấp thuận và chữ ký không quan trọng để xác định hiệu lực của hợp đồng. Cách tiếp cận này giúp hạn chế rủi ro hợp đồng bị vô hiệu khi có vấn đề về hình thức thỏa thuận. Đây là cách tiếp cận cần tiếp tục được khẳng định và nhân rộng trong thời gian tới.
2065 Góp ý quy định về giám đốc trong Luật doanh nghiệp năm 2014 / Đào Thị Thu Hằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 10 (410) .- Tr.31 – 35 .- 340
Giám đốc/Tổng giám đốc là một chức danh rất quan trọng trong công ty. Bài viết phân tích về những bất cập trong quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định này.
2066 Công chứng viên và các tổ chức nghề nghiệp công chứng ở một số nước châu Âu và khuyến nghị cho Việt Nam / Dương Thu Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 10 (410) .- Tr.60 – 64 .- 340
Bài viết cung cấp thông tin kinh nghiệm về thực tiễn hoạt động công chứng, đào tạo công chứng viên cũng như tổ chức nghề nghiệp của các công chứng viên ở một số nước Châu Âu - đại diện cho hai trường phái công chứng tiêu biểu trên thế giới (hệ thống công chứng La tinh như Pháp, Ý và hệ thống công chứng Anglo saxon, đại diện là Anh); đưa ra một số kết luận và khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng.
2067 Luật chứng khoán năm 2019 và việc hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán Việt Nam / Lê Vũ Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 10 (410) .- Tr.42 – 45 .- 340
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, ngày càng khẳng định vai trò là một kênh huy động và luân chuyển các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển đất nước. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật Chứng khoán năm 2019 với nhiều nội dung mới, tiến bộ nhằm điều chỉnh có hiệu quả hơn nữa các quan hệ phát sinh ngày càng phức tạp trong lĩnh vực chứng khoán. Đây cũng là một cú hích quan trọng thúc đẩy việc tái cấu trúc và tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán Việt Nam cho phù hợp với bối cảnh mới và quy mô của thị trường.
2068 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và Hiệp định Bảo trợ đầu tư Việt Nam - EU: Những động lực và kỳ vọng mới / Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 06 (406) .- Tr. 37 – 41 .- 340
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) được ký ngày 30/6/2019 và đã được nghị viện châu Âu (EP) thông qua ngày 12/2/2020. EVFTA sẽ có hiệu lực khi được Quốc hội Việt Nam và EP phê chuẩn, trong khi hiệp định EVIPA cần được Quốc hội Việt Nam, EP và Nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn. Quyết định của EP đã “bật đèn xanh” cho việc thực thi hiệp định EVFTA và tạo tiền đề để các Nghị viện quốc gia thành viên EU xem xét, phê chuẩn EVIPA thời gian tới. Bài viết này bàn về những cơ hội, thách thức và nhiệm vụ mới từ việc thực hiện hai Hiệp định này đối với Việt Nam.
2069 Cơ sở xác định mức phạt cụ thể khi có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng: Kinh nghiệm của Canada và một số gợi ý cho Việt Nam / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 06 (406) .- Tr. 53 – 52 .- 340
Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính, được thể hiện bằng các biện pháp trách nhiệm hành chính ( hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả). Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng biện pháp trách nhiệm hành chính đối với chủ thể vi phạm thì Nhà nước cũng cần có sự phân hóa cụ thể và tính chất, mức độ để từ đó quyết định mức phạt cho phù hợp. Bài viết phân tích cơ sở xác định mực phạt cụ thể khi có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng theo pháp luật của Canada và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.
2070 Các yếu tố tranh tụng trong mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống của Việt Nam / Võ Minh Kỳ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 07 (407) .- Tr. 13 – 19 .- 340
Mô hình tố tụng hình sự truyền thống của Việt Nam là mô hình tố tụng thẩm vấn, đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bao gồm vấn đề tính công bằng của phiên tòa và quyền con người. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định một số yếu tố tranh tụng nhằm khắc phục các khuyết điểm trên. Bài viết cung cấp một góc nhìn tổng quát về mô hình tố tụng truyền thống của Việt Nam và phân tích các yếu tố tranh tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.