CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2041 Thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam / Lê Văn Tranh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.50 – 56 .- 340
Sau hơn ba mươi năm đổi mới, tầng lớp “thương nhân” của Việt Nam đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong việc tạo công ăn việc làm cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, sự thịnh vượng của quốc gia. Vì thế, việc ghi nhận chế định thương nhân trong pháp luật thương mại là một sự ghi nhận hợp lý của Nhà nước đối với chủ thể này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày về nhận diện thương nhân ở ba góc độ: i) khái niệm, ii) đặc điểm, iii) phân loại về thương nhân theo pháp luật hiện hành.
2042 Hoàn thiện các quy định của Luật đất đai năm 2013 về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài / Phạm Xuân Thắng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.25 – 31 .- 340
Thời gian vừa qua, những quy định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong pháp luật đất đai nước ta đã không ngừng được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thể chế hóa đầy đủ chính sách của Đảng về thu hút đầu tư nước ngoài trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các quy định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong Luật Đất đai năm 2013 còn tồn tại những hạn chế, bất cập; cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện.
2043 Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay / Lê Tuấn Phong // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.32 – 37 .- 340
Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật đang dần trở thành hoạt động quan trọng của các cơ quan, cá nhân có tham gia vào công tác xây dựng pháp luật ở nước ta. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có những quy định về hoạt động đánh giá tác động của chính sách, tập trung vào 05 nội dung (lĩnh vực) cần đánh giá, bao gồm: kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích khái quát lý luận, thực tiễn về đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật; các quy định của pháp luật hiện hành và đề xuất các kiến nghị.
2044 Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam / Nguyễn Văn Cừ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.38 – 45 .- 340
Pháp luật về hôn nhân và gia đình (HN& GĐ) của Việt Nam thực hiện và bảo hộ nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ chồng; với quan điểm, Nhà nước bằng pháp luật bắt buộc vợ chồng phải duy trì quan hệ hôn nhân khi giữa vợ chồng đã có những mâu thuẩn sâu sắc và không còn mong muốn chung sống với nhau. Ly hôn được coi là tất yếu, khách quan khi hôn nhân đã “chết”. Ly hôn không chỉ liên quan đến lợi ích của cá nhân vợ, chồng mà còn ẩn chứa, ảnh hưởng tới lợi ích của gia đình và xã hội.
2045 Tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng dân sự / Đặng Thanh Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.46 – 52 .- 340
Bài viết này phân tích quy định của pháp luật về thủ tục tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng, chỉ ra những bất cập về thủ tục tạm ngừng phiên tòa và đề xuất giải pháp khắc phục.
2046 Khởi kiện dân sự để thu hồi tài sản tham nhũng – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Hà Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.59 – 64 .- 340
Thu hồi tài sản tham nhũng đã và đang trở thành nội dung được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thu hồi tài sản tham nhũng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 của Chính phủ đánh giá “tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng còn thấp hơn nhiều giá trị tài sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại”[1]. Để tăng cường hiệu quả của công tác thu hồi tài sản tham nhũng, bài viết này trình bày phương thức thu hồi tài sản dựa trên quy trình khởi kiện dân sự theo kinh nghiệm quốc tế và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.
2047 Xu hướng quốc tế hóa của Luật hình sự Việt Nam và vấn đề đặt ra cho lập pháp hình sự / Đào Lệ Thu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.3 – 13 .- 340
Bài viết này luận giải xu hướng quốc tế hóa của luật hình sự Việt Nam, đưa ra phân tích và bình luận về những biểu hiện rõ nét của xu hướng quốc tế hóa trong Bộ luật Hình sự năm 2015, và xác định một số vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện luật hình sự Việt Nam theo xu hướng quốc tế hóa.
2048 Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay / Lê Thị Thiều Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.19 – 27 .- 340
Phản biện xã hội là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau (chính trị, pháp lý, báo chí, truyền thông, xã hội học…). Phản biện xã hội có vai trò quan trọng trong thực hành dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà nước cần tạo môi trường và các điều kiện cần thiết để phản biện xã hội phát huy được vai trò tích cực của mình.
2049 Hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình xác định giá đất cụ thể / Châu Hoàng Thân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.28 – 35 .- 340
Bài viết này phân tích những bất cập, hạn chế trong quy định hiện hành về quy trình xác định giá đất cụ thể và đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm giá đất cụ thể phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường, cân bằng lợi ích các bên và phát huy hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam.
2050 Án phí dân sự và vướng mắc trong thực tiễn / Dương Tấn Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.43 – 51 .- 340
Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự trong vụ án có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của Tòa án. Án phí dân sự hiện nay được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (Nghị quyết số 326). Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến một số quy định về án phí dân sự cần lưu ý và một số vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.