CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2071 Ý kiến về một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội / Bùi Ngọc Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 07 (407) .- Tr. 20 – 23 .- 340

Trong bối cảnh Quốc hội đang tiến hành xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, bài viết phân tích và đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện Luật này.

2072 Bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm COVID-19 theo quy định của pháp luật Việt Nam / Trần Linh Huân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 07 (407) .- Tr. 45 – 51 .- 340

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về sự cần thiết bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid 19; xác định các quyền của người bị nhiễm Covid 19 và những bất cập trong việc thực hiện các quyền này; đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2073 Bảo vệ thường dân trước những hậu quả của cuộc xung đột vũ trang theo quy định của Luật nhân đạo quốc tế / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 18 – 32 .- 340

Trong mọi cuộc xung đột vũ trang, thường dân luôn là đối tượng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất, từ thảm sát, tra tấn, hãm hiếp hay bị bắt làm nô lệ hoặc rơi vào các thảm hoạ nhân hoạ như không lương thực, không được chăm sóc y tế...Xuất phát từ thực tế đó, bảo vệ thường dân luôn được coi là một trong những mục tiêu và nội dung căn bản nhất của luật nhân đạo quốc tế. Nội dung bài viết nhằm làm rõ hai vấn đề: Một là các vấn đề lí luận về bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang như khái niệm thường dân; nguồn luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ thường dân; các nguyên tắc bảo vệ thường dân; Hai là nội dung những quy định của luật nhân đạo quốc tế và bảo vệ thường dân trước những hậu quả của cuộc xung đột vũ trang như các quy tắc về việc sử dụng vũ lực, nghĩa vụ hỗ trợ nhân đạo của các bên tham chiến, các điều kiện chấm dứt sự bảo vệ đối với thường dân.

2074 Kiểm soát và cân bằng quyền lực trong hệ thống chính quyền địa phương Nhật Bản và những giá trị tham khảo cho Việt Nam / Trương Hồ Hải, Âu Thị Tâm Minh // Luật học .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 33 – 42 .- 340

Bài viết phân tích cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực trong hệ thống chính quyền địa phương Nhật Bản; so sánh với tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam; đề xuất một số phương hướng cải cách chính quyền địa phương ở Việt Nam.

2075 Quyền phản tố của bị đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 / Bùi Thị Huyền // Luật học .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 43 – 55 .- 340

Bài viết luận giải các quan niệm khác nhau về phản tố, phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về phản tố và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự; đồng thời đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khái niệm và nội dung của phản tố; điều kiện và thời điểm phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự ; giải quyết hậu quả pháp lí khi bị đơn có yêu cầu phản tố được toà án triệu tập tham gia hoà giải nhưng vắng mặt.

2076 Thực trạng pháp luật về hoạt động đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại và kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Thị Thanh Tú // Luật học .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 67 – 79 .- 340

Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật, bài viết đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành theo hướng quản lí chặt chẽ hơn nhóm hoạt động này như thiết lập cơ chế quản lí rủi ro chặt chẽ, siết chặt điều kiện góp vốn, mua cổ phần thành lập công ti chứng khoán, quy định về mô hình tập đoàn tài chính.

2077 Quy định về thoả thuận cổ đông của một số nước trên thế giới / Nguyễn Thị Phương Thảo, Bùi Nguyễn Trà My // Luật học .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 54 – 67 .- 340

Thực tiễn kinh doanh đã ghi nhận nhiều thoả thuận cổ đông được kí kết, không chỉ với vai trò là “thoả thuận sáng lập viên” mà còn là thoả thuận giữa các cổ đông ngay cả sau khi công ty đã ra đời và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam chưa có quy định nào về thảo thuận này. Bài viết nghiên cứu quy định pháp luật về thoả thuận cổ đông của một số nước trên thế giới, phân tích một số bản án và tình huống thực tế liên quan đến thoả thuận cổ đông trong trường hợp cụ thể. Qua đó, bài viết lí giải tầm quan trọng cũng như phác hoạ một số nội dung cần thiết về thoả thuận cổ đông cần được quy định trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.

2079 Xây dựng cơ sở tri thức và ontology pháp luật về tài nguyên và môi trường / Đào Quốc Hùng, Trần Nguyệt Ánh, Nguyễn Ngọc Vũ // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 13(339) .- Tr. 19-20 .- 343

Hệ thống văn bản pháp luật ngành tài nguyên và môi trường; Kết quả xây dựng cơ sở tri thức pháp luật về tài nguyên và môi trường; Kết quả xây dựng ontology pháp luật về tài nguyên và môi trường.

2080 Xây dựng phần mềm hỏi đáp tự động về pháp luật Ngành Tài nguyên và môi trường / Đào Quốc Hùng, Bùi Công Thịnh, Nguyễn Ngọc Vũ // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 13(339) .- Tr. 21-23 .- 343

Mô hình kiến trúc hệ thống hỏi đáp tự động về pháp luật Ngành Tài nguyên và môi trường; Kết quả xây dựng phần mềm hỏi đáp.