CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2081 Thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước: Thực trạng và định hướng hoàn thiện / ThS. Ngô Chi Hướng // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 14(340) .- Tr. 61-62 .- 343
Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tài nguyên nước; Giải pháp hoàn thiện.
2082 Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp / TS. Nguyễn Minh Thành // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 16(342) .- Tr. 15-16 .- 343
Hoàn thiện hệ thống pháp luật; Kiện toàn bộ máy gắn với thanh tra, kiểm tra.
2083 Các loại hình doanh nghiệp: Nghiên cứu từ hệ thống pháp luật của một số nước ASEAN / Cao Thùy Dương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 6(91) .- Tr. 50-56 .- 340
Nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về các loại hình doang nghiệp ở các nước asean như Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan… Trên cơ sở đó, tác giả so sánh với quy định về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và rút ra những giá trị có thể tham khảo, học hỏi, góp phần xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
2084 Du lịch qua bên giới Việt Nam – Trung Quốc trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI / Bùi Thu Thủy // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 6(226) .- Tr. 69-77 .- 910
Từ góc độ hợp tác phát triển du lịch qua biên dưới giữa Việt Nam và Trung Quốc, bài viết đánh giá thực trạng phát triển quan hệ du lịch giữa hai bên cũng như những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch hai nước hiện nay.
2085 Pháp luật Việt Nam về thu hồi đất và một số kiến nghị / Dương Nguyệt Nga // Tài chính doanh nghiệp .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 23-25 .- 340
Phân tích những bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam về thu hồi đất. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật VN về thu hồi đất.
2086 Quy định về doanh nghiệp nhà nước trong CPTPP và thách thức đặt ra đối với Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hà // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 28 – 40 .- 340
Chương 17 Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương về doanh nghiệp nhà nước chứa đựng một số quy định mới vượt lên trên khuôn khổ pháp lý quốc tế truyền thống điều chỉnh hoạt động của nhóm doanh nghiệp này. Dù có thuận lợi khi thực thi các quy định này nhờ vào các ngoại lệ và sự tương thích của hệ thống pháp luật Việt Nam với phần lớn các cam kết, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức. Bài viết phân tích các điểm mới của CPTPP về doanh nghiệp nhà nước và tập trung làm rõ các thách thức đối với Việt Nam ở ba gó độ chính: Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với CPTPP; lựa chọn phương pháp thực thi các quy định của CPTPP và thực tiễn thi hành một số nghĩa vụ của Việt Nam.
2087 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua sắm chính phủ theo quy định của CPTPP / Phạm Thanh Hằng, Tào Thị Huệ // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 41 – 48 .- 340
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/01/2019, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Việt Nam về việc thực thi cam kết về mua sắm điều chỉnh của Hiệp định này. Bài viết phân tích nội dung các quy định về mua sắm chính phủ của CPTPP về mua sắm chính phủ; phân tích sự khác biệt giữa các quy định của Hiệp định với pháp luật đấu thầu hiện hành của Việt Nam; đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định hướng dẫn riêng đối với các gói thầu thuôck phạm vi điều chỉnh của CPTPP và chỉ áp dụng đối với các nước thành viên.
2088 Tác động của cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP đối với Việt Nam / Võ Lê Nam, Hà Thị Phương Trà // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 63 – 72 .- 340
Trên cơ sở phân tích cam kết cắt giảm về thuế quan nhập khẩu trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, bài viết nhận định rằng, sự ảnh hưởng của việc mở cửa thị trường thương mại hàng hoá trong khuôn khổ CPTPP với kinh tế Việt Nam cũng như khả năng cạnh tranh của một số nhóm hàng sau khi giảm thuế, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, bao gồm: may mặc, nông sản, thuỷ sản, sản phẩm điện, điện tử, khoáng sản và dầu khí là không đáng kể. Tuy vậy, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp vẫn gặp phải những thách nhất định khi triển khai CPTPP. Bài viết đưa ra một số đề xuất chính sách để Việt Nam có thể khai thác hiệu quả quy định về thuế quan nhập khẩu của Hiệp định trong thời gian tới.
2089 Tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn: Cam kết trong CPTPP, Pháp luật một số quốc gia và bài học cho Việt Nam / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 73 – 87 .- 340
Tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn có thể hiểu là tin nhắn điện tử nhằm mục đích thương mại được gửi đến người nhận mà không có sự đồng ý của người này. Việc quản lý tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn đã được nhiều quốc gia quan tâm và ban hành pháp luật điều chỉnh. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, thư rác. Khi tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam có cam kết về việc kiểm soát tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn. Trên cơ sở các cam kết này và tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Australia, NewZeland...bài viết hướng tới mục tiêu nhận diện tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn theo cam kết trong CPTPP và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành để đánh giá sự tương thích, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng phù hợp với các cam kết trong CPTPP.
2090 Cam kết của Việt Nam về mua sắm chính phủ trong CPTPP và giải pháp thực thi / Lê Đình Quyết // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 88 – 96 .- 340
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm chính phủ nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong lĩnh vực này. Khai thác có hiệu quả các cam kết về mua sắm chính phủ đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao vai trò quản lý về mua sắm công. Để thực hiện được điều này Việt Nam cần: hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm công; đổi mới tổ chức thực hiện quản lí nhà nước về đấu thầu mua sắm công, nâng cao chất lượng về nhân sự trong lĩnh vực quản lí nhà nước về đấu thầu mua sắm công; ban hành chính sách nhằm khuyến khích các nhà thầu trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh.