CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2051 Cách mạng công nghiệp và pháp luật / Trần Thị Quang Hồng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.17 – 24 .- 340

Bài viết này đánh giá về sự phát triển của pháp luật hiện đại dưới tác động của ba cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trước đây, từ đó rút ra những bài học và những hàm ý về ứng xử chính sách, pháp luật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2052 Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về tính tối thượng của hiến pháp và thượng tôn pháp luật / Tô Văn Hòa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.3 – 10 .- 340

Thượng tôn pháp luật là một thuộc tính không thể thiếu và là yếu tố cốt lõi nhất của bất cứ mô hình nhà nước pháp quyền (NNPQ) nào cho dù là mô hình trong lý luận hay mô hình trong thực tiễn. Một đất nước không thể có NNPQ đúng nghĩa nếu trên đất nước đó không có sự thượng tôn pháp luật mà trước tiên là tính tối thượng của Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã có những quy định mới thể hiện được sự phát triển khá rõ nét trong tư tưởng và trong nhận thức về tính tối thượng của Hiến pháp và thượng tôn pháp luật ở Việt Nam.

2053 Nguồn gốc về tư tưởng dân chủ đại diện / Đậu Công Hiệp // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.11 – 16 .- 340

Bài viết này trình bày về nguồn gốc của tư tưởng dân chủ đại diện (từ thời cổ đại ở phương Tây cho đến châu Âu thời Khai Sáng) và qua đó cho thấy, dân chủ đại diện đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử và trở thành một hình mẫu phổ biến trong tổ chức quyền lực nhà nước hiện nay.

2054 Phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới và những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thùy Dương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 08 (408) .- Tr. 19 – 25 .- 340

Những hành vi tham nhũng liên quan đến những khoản chi phí nhỏ hay còn được gọi là tham nhũng vặt tuy ít được chú ý nhưng lại có thể gây ra những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng trên thực tế vì đây là dạng tham nhũng xảy ra tương đối phổ biến, đặc biệt là ở những nền kinh tế quá độ và đang phát triển. Trong phạm vi bào viết này, các tác giả đã trình bày khái quát về tham nhũng vặt, tác động tiêu cực của tham nhũng vặt; phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới; và rút ra những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam.

2055 Hoàn thiện pháp luật về quyền bảo vệ đời tư, quyền tiếp cận thông tin, giám sát trực tiếp của người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam / Phan Thị Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 08 (408) .- Tr.26 – 30 .- 340

Bài viết tập trung phân tích những bất cập trong việc thực hiện các quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu tối đa các thiệt hại về kinh tế và các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

2056 Thực hiện quy định của pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trong cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay / Hoàng Minh Hội // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Tr.43 – 50 .- Tr.43 – 50 .- 340

Thời gian qua, có xảy ra hiện tượng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực trong công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức ở một số địa phương đã gây bất bình trong nhân dân và dư luận. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều quy định của pháp luật có liên quan còn bất cập, hạn chế. Bài viết này phân tích thực trạng pháp luật, thực trạng tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trong cơ quan nhà nước ở nước ta và đề xuất một số giải pháp.

2057 Biện pháp tư pháp – Thực trạng và giải pháp / Trần Đình Thắng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 08 (408) .- Tr.11 – 14 .- 340

Biện pháp tư pháp là một chế định quan trọng của luật hình sự, có vai trò không thể phủ nhận trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả bàn về khái niệm, đặc điểm; phân tích một số vướng mắc, bất cập của thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp trong lĩnh vực tố tụng hình sự và đề xuất biện pháp khắc phục.

2058 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo / Dương Quỳnh Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 09 (409) .- Tr.11 – 14 .- 340

Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng tích hợp liền mạch vào cuộc sống hàng ngày của con người; tác động đến nhiều khía cạnh của xã hội và công nghiệp, từ khám phá khoa học, chăm sóc sức khỏe và chẩn đoán y tế đến chính phủ điện tử, các thành phố thông minh, lĩnh vực bán lẻ, giao thông vận tải, định giá... Sự phát triển như vũ bão của máy móc cũng đồng thời làm phát sinh một số thách thức đối với xã hội và lĩnh vực pháp lý, nhất là những thách thức trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xác định ai chịu trách nhiệm pháp lý, và ở mức độ nào?

2059 Hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 09 (409) .- Tr.21 – 29 .- 340

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời gian qua, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đang phát sinh nhiều bất cập, hạn chế. Hiện nay, Quốc hội đang xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở nghiên cứu Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, bài viết đưa ra một số góp ý hoàn thiện đạo luật quan trọng này.

2060 Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội phạm xâm hại trẻ em / Đức Hồng Hà, Nguyễn Thị Thu Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 09 (409) .- Tr.47 – 50 .- 340

Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) đã có nhiều quy định mới nhằm xử lý nghiêm người phạm các tội xâm hại trẻ em. Bài viết trình bày, phân tích những quy định mới này nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật và qua đó góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em ở Việt Nam.