CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2031 Quy trình hoạch định chính sách và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực chính sách của đại biểu Quốc hội / Nguyễn Trọng Bình // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 15 (415) .- Tr.31 – 35 .- 340
Chính sách công liên quan trực tiếp đến tính đáp ứng, tính đại diện, tính trách nhiệm, tính đáng tin cậy và tính hiệu quả của quản trị nhà nước. Vì vậy, đảm bảo chất lượng chính sách công là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn luôn được quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, tác giả khái lược lý luận về quy trình hoạch định chính sách công và nêu lêu một số gợi mở nhằm góp phần nâng cao năng lực hoạch định chính sách của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay.
2032 Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện / Nguyễn Văn Cương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 15 (415) .- Tr.36 – 43 .- 340
Gần đây, nhiều vụ lộ, lọt thông tin cá nhân do các chủ thể kinh doanh nắm giữ và tình trạng mua bán, chuyển nhượng trái phép thông tin cá nhân đã được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, hiệu lực, hiệu quả điều chỉnh pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những thành tựu, chỉ rõ những hạn chế cơ bản của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục.
2033 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 / Ngô Văn Vịnh, Hoàng Thịnh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 15 (415) .- Tr.44 – 50 .- 340
Bài viết này phân tích rõ những điểm mới, những hạn chế, bất cập trong các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật trên các phương diện kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng như thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2034 Một số tranh chấp phổ biến liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất từ thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm tại toà án nhân dân tối cao / Phạm Văn Lợi // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.3 – 6 .- 340
Bài viết nghiên cứu thực tiễn giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Toà án nhân dân tối cao đối với các tranh chấp về giao dịch bảo đảm có tài sản là quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng. Từ việc nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực tiễn giải quyết tranh chấp, tác giả phân tích nhằm chỉ ra những điểm bất cập của pháp luật, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật có liên quan như: Nghiên cứu, pháp điển hoá các quy định về người nhận tài sản bảo đảm ngay tình, sửa đổi, bổ sung một số quy định về thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
2035 Hình thức tổ chức và trách nhiệm tài sản của văn phòng công chứng / Nguyễn Quang Vỹ // Luật sư Việt Nam .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 4 – 7 .- 340
Từ việc nghiên cứu Luật Công chứng năm 2014, có thể khẳng định: Bên cạnh những tích cực mà đạo luật này mang lại thì vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến hình thức tổ chức và cơ chế chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công chứng còn tồn tại những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để đưa ra sự điều chỉnh phù hợp và cần thiết, không ngừng hoàn thiện pháp luật về công chứng ở nước ta hiện nay.
2036 Hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự tham nhũng – kinh tế / Lương Khải Ân // Luật sư Việt Nam .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 8 – 12 .- 340
Thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng – kinh tế luôn là vấn đề khó khăn đối với các cơ quan tư pháp – trực tiếp tham gia giải quyết, thực hiện các quyền ưu tiên được pháp luật trao cho để thực thi trách nhiệm này. Đặc biệt trong bối cảnh tội phạm lợi dụng quyền tự do kinh doanh, luân chuyển, che giấu tài sản liên quan tội phạm, thì việc nghiên cứu và có giải pháp thiết thực để bảo đảm thu hồi trên thực tế là mục tiêu hàng đầu hiện nay. Nghiên cứu còn chỉ ra những vấn đề pháp lý phát sinh, cần quy định đầy đủ hơn, để bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba ngay tình trong lĩnh vực kinh doanh – thương mại vốn dĩ quy định này vẫn còn mờ nhạt, nhiều mâu thuẫn.
2037 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính / Lê Thị Thuý, Nguyễn Hoàng Việt // Luật sư Việt Nam .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 19 – 23 .- 340
Bài viết phân tích một số những vướng mắc, bất cập từ việc áp dụng các nguyên tắc áp dụng pháp luật theo quy định của Luật BHVBQPPL trong thực tiễn xử lý vi phạm hành chính; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định về vấn đề này trong Luật XLVPHC và Luật BHVBQPPL trong bối cảnh 02 đạo luật này đang được tiến hành sửa đổi, bổ sung.
2038 Bảo đảm “quyền im lặng” của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự / Võ Quốc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.19 – 23 .- 340
Tác giả trình bày, phân tích khái niệm, thực trạng bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở Tòa án Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền im lặng của bị cáo.
2039 Để quyền thực sự là quyền / Trương Hồng Quang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.24 – 28 .- 340
Bài viết phân tích một số vấn đề trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật về quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam.Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để quyền thực sự là quyền.
2040 Kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự / Thạch Phước Bình, Bùi Thị Loan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.34 – 37 .- 340
Bài viết trình bày, phân tích các quy định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm trong tố dụng dân sự (chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm; căn cứ, điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm; trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm), thực tiễn áp dụng thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện.