CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2021 Mối liên hệ giữa các nghị định quy định về xử lý kỹ luật công chức / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 13 (413) .- Tr.38 – 44 .- 340

Xử lý kỷ luật công chức chính là việc người có thẩm quyền áp dụng hậu quả pháp lý bất lợi đối với công chức vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý kỷ luật. Hiện nay, việc xử lý kỷ luật công chức vi phạm pháp luật được điều chỉnh trong nhiều nghị định khác nhau và có sự thiếu thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích mối liên hệ giữa các nghị định về xử lý kỷ luật công chức, chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt và đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện.

2022 Thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam / Lê Văn Tranh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Tr.50 – 56 .- 340

Sau hơn ba mươi năm đổi mới, tầng lớp “thương nhân” của Việt Nam đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong việc tạo công ăn việc làm cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, sự thịnh vượng của quốc gia. Vì thế, việc ghi nhận chế định thương nhân trong pháp luật thương mại là một sự ghi nhận hợp lý của Nhà nước đối với chủ thể này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày về nhận diện thương nhân ở ba góc độ: i) khái niệm, ii) đặc điểm, iii) phân loại về thương nhân theo pháp luật hiện hành.

2023 Một số điểm chưa thống nhất trong văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay / Nguyên Minh Đoan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 14 (414) .- Tr.3 – 6 .- 340

Tính thống nhất của pháp luật là điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và thực hiện của các tổ chức và cá nhân, chính xác, thống nhất. Tính thống nhất của pháp luật Việt Nam ngày càng cao, nhiều văn bản được ban hành với chất lượng rất cao, nhưng vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật đã được ban hành biểu hiện ở các phương diện khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những điểm chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay.

2024 Nội luật hoá các cam kết trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương để bảo vệ nhãn hiệu / Nguyễn Thị Nguyệt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 14 (414) .- Tr.14 – 20 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các thoả thuận trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về bão hộ nhãn hiệu, đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu phù hợp với CPTPP.

2025 Bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân / Phan Thị Bình Thuận // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 14 (414) .- Tr.21 – 24 .- 340

Quyền tự do cư trú của công dân là một trong những quyền cơ bản, quan trọng được xác định trong Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), cũng như được hiến định trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

2026 Bảo đảm quyền của người bị tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 / Nguyễn Ngọc Kiện, Phạm Xuân Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 14 (414) .- Tr.43 – 47 .- 340

Bài viết phân tích những điểm tiến bộ và bất cập của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bảo đảm quyền con người khi áp dụng biện pháp tạm giam, từ đó có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc trên thực tế áp dụng biện pháp tạm giam hiện nay.

2027 Thời điểm thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam / Nguyễn Ngọc Sơn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Tr.48 – 55 .- 340

Quyền yêu cầu phản tố là một quyền đặc trưng của bị đơn trong vụ án dân sự. Việc xác định thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn không chỉ đảm bảo quyền lợi cho chính bị đơn mà còn đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những nội dung liên quan đến thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, qua đó nêu lên một số hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

2028 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình / Phan Trung Lý, Nguyễn Trung Thành // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 15 (415) .- Tr.3 – 7 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung phân tích những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, vị trí, vai trò và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình nhằm đáp ứng yêu cầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

2029 Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính / Lê Thị Mơ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 15 (415) .- Tr.17 – 23 .- 340

Bài viết cung cấp thông tin làm rõ các điểm hạn chế, bất cập trong quy định của Luật Tố tụng hành chính hiện hành về thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính, và các kiến nghị hoàn thiện.

2030 Góp ý dự thảo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) / Bùi Ngọc Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Tr.24 – 30 .- 340

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội ban hành năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Trong quá trình thi hành, bên cạnh những mặt được, Luật này cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập và đang được nghiên cứu sửa đổi. Trong phạm vi bài viết này, tác giả góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).