CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2011 Nâng cao hoạt động kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh của uỷ ban cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thuỳ Dung // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.30 – 35 .- 340
Luật cạnh tranh năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) đã thể hiện rõ nét sự phát triển về mặt tư duy của các nhà lập pháp trong việc kết hợp giữa tư duy pháp lý và tư duy kinh tế, khắc phục được những nhược điểm của Luật cạnh tranh năm 2004 và tiệm cận được với hệ thống pháp luật cạnh tranh của các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt luật đã quy định cụ thể, chi tiết về thẩm quyền kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia ở các khía cạnh phát hiện, xử lý và áp dụng chế tài đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, về mặt lý luận và thực tiễn thẩm quyền kiểm soát hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của Uỷ ban Cạnh tranh còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
2012 Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại toà án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này / Đinh Thị Phương Dung // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.36 – 41 .- 340
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các hợp đồng thương mại đang gia tăng với số lượng rất lớn, kéo theo là các tranh chấp về hợp đồng thương mại ngày càng gia tăng về số lượng, cũng như tính chất và mức độ phức tạp của các vụ việc liên quan. Theo đó, khi xảy ra các tranh chấp hợp đồng nói chung, tranh chấp trong hợp đồng thương mại nói riêng rất cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, chính xác góp phần bảo vệ uy tín và lợi ích của nhà kinh doanh. Trong phạm vi bài viết này, đề cập đến một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Toà án nhân dân, đồng thời đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn.
2013 Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hỏi cung bị can trong vụ án tham nhũng / Lê Quang Thắng, Trần Việt // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.48 – 51 .- 340
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra được sử dụng phổ biến trong quá trình điều tra các vụ án nói chung, điều tra các vụ án về tham nhũng nói riêng. Việc nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt biện pháp này giúp lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu nhanh chóng làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng, sáng tỏ bản chất của vụ án. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích một số hạn chế trong quá trình tiến hành hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra tội phạm tham nhũng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu. Trên cơ sở đó chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.
2014 Vướng mắc trong xử lý hành vi vi phạm liên quan đến một số loại vũ khí và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam / Lê Thu Hằng // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.61 – 67 .- 340
Bài viết tập trung vào một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí là súng săn và vũ khí quân dụng, vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hình sự đối với đối tượng này.
2015 Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và một số vấn đề cần hoàn thiện / Nguyễn Thanh Huyền, Mai Thị Thu Hường // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.68 – 73 .- 340
Bạo lực gia đình luôn là nguy cơ tiềm ẩn trong mỗi gia đình, cũng như là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lĩnh vực pháp luật này vẫn còn tồn tại một số bất cập. Bài viết này luận giải cách tiếp cận bạo lực gia đình, thực trạng pháp luật phòng chống bạo lực gia đình và thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2016 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật Dân sự 2015 / Hoàng Đình Dũng // Luật sư Việt Nam .- 2020 .- Số 6 .- Tr.3 – 5 .- 340
Bài viết phân tích, bình luận Điều 687 của Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trên cơ sở đó, so sánh những điểm tiến bộ so với bộ luật dân sự năm 2005.
2017 Một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Cảnh Tuyến // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.52 – 56 .- 340
Cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó, đây là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi lưu trú, lý lịch rõ ràng, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Bài viết này đề cập tới một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.
2018 Hoàn thiện pháp luật về kinh doanh các loại hình bất động sản mới ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Nhung // Luật sư Việt Nam .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 41 – 44 .- 340
Sự phát triển của bất động sản mang lại một số lợi ích nhất định, nhưng cũng có nhiều vấn đề mà nhà nước phải tính toán kỹ những lợi hại mà các loại bất động sản mới mang lại để điều chỉnh bằng pháp luật và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi người dân và cho nền kinh tế đất nước.
2019 Nguyên tắc “Quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” / Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Hoàng Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 13 (413) .- Tr.9 – 18 .- 340
Nguyên tắc “Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” là một trong các nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của pháp luật tố tụng dân sự. Khi xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015), nguyên tắc này đã được sửa đổi, bổ sung, trong đó có những nội dung chứa đựng triết lý pháp luật mới ảnh hưởng sâu sắc tới việc xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung trình bày về nội dung quy định của pháp luật về nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo BLTTDS năm 2015 và từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
2020 Bảo đảm “Quyền im lặng” của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự / Võ Quốc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 13 (413) .- Tr.19 – 23 .- 340
Hiến pháp năm 2013 và Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã gián tiếp ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự . Vậy, cần phải bảo đảm thực hiện quyền này của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích khái niệm, thực trạng bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở Tòa án Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền im lặng của bị cáo.