CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1991 Kinh tế Việt Nam năm 2020: Đồng lòng vượt qua khó khăn trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid- 19 / Lê Hải Đường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 3 – 8 .- 340

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 cho thấy dự kiến sẽ có 08/12 chỉ tiêu đạt, vượt và có 04/12 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, mặc dù Quốc hội, Chính phủ cùng chung sức, đồng lòng triển khai các giải pháp đặc biệt, linh hoạt, thậm chí chưa có tiền lệ để nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” là phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch bệnh. Những kết quả đạt được phản ánh tương đối rõ nét và chân thực bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong năm 2020 đặt trong bối cảnh nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra.

1992 Góp ý sửa đổi luật giao thông đường bộ và giao thẩm quyền cấp giấy phép lái xe cho bộ công an / Nguyễn Mai Bộ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 18 (418) .- Tr. 29 – 31 .- 340

Theo đề nghị của Chính phủ, Luật Giao thông đường bộ được tách thành hai luật là: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Cùng với đó, thẩm quyền cấp giấy phép lái xe mô tô và giấy phép lái xe ô tô được chuyển từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an. Hai dự án Luật này sẽ được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14. Trong phạm vi bài viết này, tác giả bàn về sự cần thiết tách Luật Giao thông đường bộ thành Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, và việc chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe mô tô và giấy phép lái xe ô tô từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an.

1993 Hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính / Trần Đình Thắng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 18 (418) .- Tr. 32 – 36 .- 340

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 dự kiến sẽ được Quốc hội khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ 10. Trong bài viết này, tác giả phân tích, bình luận và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Dự thảo Luật này.

1995 Tác hại của sản phẩm thuốc lá mới / Vũ Văn Thành // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 18 (418) .- Tr. 52 – 57 .- 340

Các sản phẩm thuốc lá mới bao gồm thuốc lá điện tử (ENDs), thuốc lá làm nóng (HTPs) đang có xu hướng gia tăng sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Mặc dù, ngành công nghiệp thuốc lá tuyên bố rằng các sản phẩm thuốc mới là giải pháp giảm hại và giúo cai nghiện thuốc lá truyền thống nhưng bằng chứng khoa học cho thấy các sản phẩm thuốc lá mới tồn tại nhiều nguy cơ gây hại.

1996 Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mơt cho Việt Nam / Hoàng Thị Thu Thuỷ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 18 (418) .- Tr. 58 – 64 .- 340

Dân chủ trực tiếp (DCTT) là mối quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nền chính trị trên thế giới. Xu hướng chung của các quốc gia hiện nay là mở rộng DCTT bên cạnh việc tiếp tục duy trì và củng cố dân chủ đại diện nhằm bảo đảm quyền của công dân trong việc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước. Nghiên cứu cho thấy, hình thức DCTT thường được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật. Về cơ bản, pháp luật ở các quốc gia đều ghi nhận những phương thức DCTT khá giống nhau gồm trưng cầu dân ý, sáng kiến chương trình nghị sự, bãi miễn...Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mức độ và cách thức ghi nhận có khác nhau. Bài viết tập trung trình bày phân tích các hình thức DCTT được áp dụng ở một số nước trên thế giới và rút ra một số gợi mở cho Việt Nam.

1997 Một số vấn đề về xung đột lợi ích trong pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay / Lê Thị Hoa // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 3 – 7,12 .- 340

Xung đột lợi ích là tình huống khách quan xảy ra trong đời sôngs xã hội và có mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa xung đột lợi ích và tham nhũng. Nội dung quy định pháp luật phòng, chống tham nhũng về xung đột lợi ích từ nhận diện xung đột lợi ích đến phòng ngừa, kiểm soát và xử lý khi xảy ra xung đột lợi ích. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để pháp luật về xung đột lợi ích thực sự đi vào cuộc sống.

1998 Cần xác định chính xác những điều kiện đặc thù của người thừa kế bắc buộc trong giải quyết tranh chấp về thừa kế / Trần Thị Thu Hằng/ // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 8 – 12 .- 340

Theo quy định của pháp luật, néu người lập di chúc không chia phần thừa kế hoặc chia ít hơn hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật cho người thừa kế bắt buộc, thì những người thừa kế đó có quyền yêu cầu hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật của hộ. Đó là điều kiện đặc thù đối với những người thừa kế bắt buộc. Tuy nhiên, do một số hạn chế trong việc xác định các điều kiện này nên việc giải quyết tranh chấp vẫn chưa thống nhất và hiệu quả. Vì vậy, cần sửa đổi quy định pháp luật và có hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo tính thống nhất khi thi hành quy định pháp luật này trong thực tiễn.

1999 Bình luận về một số vấn đề tranh chấp trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn / Lê Thu Trang // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 13 – 18 .- 340

Bài viết đưa ra tình huống pháp lý về việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật khi một trong hai bên đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Khi một bên chết đi, thì việc giải quyết về nhân thân đặc biệt là vấn đề tài sản của các bên sẽ thuộc tranh chấp hôn nhân và gia đình hay tranh chấp dân sự. Những quan điểm khác nhau sẽ được tác giả phân tích và làm rõ.

2000 Sự tác động của nền kinh tế số đến hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam / Nguyễn Vinh Hưng, Phan Quốc Nguyên // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 19 – 22 .- 340

Cách mạng 4.0 ngày càng làm môi trường kinh doanh biến đổi, không chỉ đem lại thuận lợi, cơ hội trong kinh doanh mà còn là những khó khăn, thách thức trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hứu trí tuệ. Bài viết nghiên cứu về sự tác động của môi trường công nghệ trong bối cảnh nền kinh tế số và ảnh hưởng của thương mại điện tử đến hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ, để từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng 4.0.