CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1951 Hoàn thiện dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính / Trần Đình Thắng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 18 (418) .- Tr. 32 – 36 .- 340
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 dự kiến sẽ được Quốc hội khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ 10. Trong bài viết này, tác giả phân tích, bình luận và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Dự thảo Luật này.
1952 Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thi công công trình không có giấy phép xây dựng, sai nội dung giấy phép xây dựng / Nguyễn Thị Bé Ngoan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 18 (418) .- Tr. 37 – 4 .- 340
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Trước sức ép lớn về nhu cầu xây dựng, tình trạng xây dựng công trình không có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước. Để bảo đảm trật tự xây dựng thì xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Hiện nay, các vi phạm về trật tự xây dựng được quy định khá chi tiết, là cơ sở pháp lý cho người có thẩm quyền thực hiện việc xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công công trình không có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng. Trong phạm vị bài viết này, tác giả phân tích một số bất cập trong quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức thi công công trình không có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng và đưa ra giải pháp hoàn thiện.
1953 Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam / Hoàng Thị Thu Thuỷ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 18 (418 .- Tr. 58 – 64 .- 340
Dân chủ trực tiếp (DCTT)là mối quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nền chính trị trên thế giới. Xu hướng chung của các quốc gia hiện nay là mở rộng DCTT bên cạnh việc tiếp tục duy trì và củng cố dân chủ đại diện nhằm bảo đảm quyền của công dân trong việc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước. Qua nghiên cứu cho thấy, các hình thức DCTT thường được ghi nhận trong Hiến pháp và luật. Về cơ bản, pháp luật ở các quốc gia đều ghi nhận những phương thức DCTT khá giống nhau gồm trưng cầu dân ý, sáng kiến chương trình nghị sự, bãi miễn...Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mức độ và cách thức ghi nhận có khác nhau. Bài viết tập trung phân tích các hình thức DCTT được áp dụng ở một số nước trên thế giới và rút ra một số gợi mở cho Việt Nam.
1954 Bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay / Vũ Công Giao, Hoàng Thị Bích Ngọc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr. 4 – 13 .- 340
Bài viết phân tích mối quan hệ giữa công lý và hoạt động tư pháp, đặc biệt là hoạt động xét xử của toà án; vị trí, vai trò của việc bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp, đồng thời xác định những hạn chế, từ đó gợi mở những giải pháp thực hiện mục tiêu bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
1955 Bàn về chủ thể có quyền yêu cầu toà án huỷ phán quyết trọng tài / Huỳnh Xuân Tình, Hà Thái Thơ // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 3 – 6,12 .- 340
Bài viết đề cập đến một trong những bất cập của phán quyết trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM năm 2010)trong quá trình xét xử các vụ án tại Toà án, đó là ai có quyền yêu cầu Toà án huỷ phán quyết trọng tài. Thực tiễn cho thấy, một số quy định của pháp luật về vấn đề này còn tồn tại những bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu hoàn thiện. Vì vậy, trong bài viết này tác giả phân tích chỉ ra một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng quy định của pháp luật về chủ thể có quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Từ đó đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật.
1956 Hoàn thiện chế định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong giai đoạn thi hành quyết quyết định tuyên bố phá sản / Hồ Quân Chính // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 13 - 18 .- 340
Ở nước ta, sau khi Luật phá sản năm 2014 có hiệu lực, chế định quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, bước đầu đã cho thấy được hiệu quả của nó, đặc biệt là trong giai đoạn Toà án giải quyết phá sản đã tạo ra sự chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá và linh hoạt trong quản lý, thanh lý tài sản giúp cho quá trình giải quyết phá sản của Toà án được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản thì vẫn còn một số hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung kịp thời.
1957 Tội phạm mua bán, chiếm đoạt trẻ em: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Thu Trang // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 19 - 23 .- 340
Thời gian qua, tội phạm mua bán người đặc biệt là mua bán, chiếm đoạt trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người, quyền trẻ em. Bài viết đánh giá tình hình tội phạm mua bán người đặc biệt là mua bán, chiếm đoạt trẻ em, kết quả hoạt động phòng chống tội phạm của các lực lượngc hức năng, đồng thời nêu ra một số giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác phòng chống tội phạm này.
1958 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cai nghiện ma tuý ở Việt Nam / Hoàng Văn Tú, Nguyễn Thị Đức Hạnh // Nghề luật .- 2020 .- Tr. 24 - 29 .- 340
Hệ thống pháp luật về cai nghiện ma tuý của Việt Nam hình thành cách đây hơn 30 năm trong Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng quan điểm về cai nghiện ma tuý được đặt nền móng rõ ràng từ Quyết định số 139/1998 QĐ-TTg. Đến nay, Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về cai nghiện ma tuý. Trong đó, Luật phòng chống ma tuý sửa đổi năm 2008 đã đánh dấu sự thay đổi về nhận thức từ hình sự hoá việc sử dụng trái phép chất ma tuý sang phi hình sự hoá. Bài viết tập trung phân tích về quá trình chuyển biến này cũng như chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của hệ thống pháp luật cai nghiện ma tuý tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị chung về quan điểm pháp luật đối với vấn đề cai nghiện ma tuý và các khuyến nghị cụ thể để bổ sung cho Dự thảo Luật phồng, chống ma tuý sửa đôỉ trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
1959 Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước / Nguyễn Sơn // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 30 – 33,50 .- 340
Cùng với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là hết sức cần thiết đặc biệt là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Bởi, mọi hoạt động của con người hàng ngày ít nhiều đều liên quan đến hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trực tiếp nhất, thường xuyên nhất ảnh hưởng đến quyền công dân.
1960 Kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực hành nghề luật sư / Nguyễn Thị Minh Huệ, Lê Ngọc Cẩm // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 34 – 41 .- 340
Trong quá trình thực hành nghề, luật sư thường phải đối mặt với nhiều vấn đề. Việc luật sư giải quyết các vấn đề này không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân luật sư mà còn tác động tới khách hàng các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc thực hiện các giải pháp đó. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp cho luật sư thực hành nghề nghiệp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu và phân tích về quy trình giải quyết vấn đề trong thực hành nghề luật sư.