CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1961 Hoàn thiện cơ chế xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của học viện tư pháp / Lê Thị Thuý Nga, Nguyễn Thị Thu Minh // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 51 – 57 .- 340
Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Học viện tư pháp. Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng luôn là giải pháp quan trọng, thường xuyên được lãnh đạo Học viện tư pháp quan tâm. Bài viết đề cập tới vai trò của giảng viên thỉnh giảng, thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế xây dựng, phát triển đội ngủ giảng viên thỉnh giảng của Học viện Tư pháp.
1962 Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp của một số nước trên thế giới và một vài khuyến nghị cho Việt Nam / Vũ Đặng Phúc // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 64 – 70 .- 340
Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu, thực hiện quyền hành pháp và luôn đứng trước nguy cơ lạm quyền, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong quản lý. Thông thường, việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp được thực hiện qua hai kênh: kiểm soát của cơ quan nhà nước (kiểm soát bên trong) và kiểm soát của các thiết chế xã hội (kiểm soát bên ngoài). So sánh việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp ở các nước và đề xuất các khuyến nghị cho Việt Nam là một công việc cần thiết.
1963 Chức năng bào chữa, buộc tội và xét xử trong các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới / Cao Thị Ngọc Hà, Cao Thị Huyền Nga // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 71 – 77 .- 340
Trên thế giới tồn tại ba mô hình tố tụng hình sự là mô hình tố tụng tranh tụng, mô hình tố tụng thẩm vấn và mô hình tố tụng pha trộn. Sự tồn tại của chức năng bào chữa, buộc tội, xét xử ở ba mô hình này có những điểm khác biệt cơ bản. Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự với mô hình tố tụng hình sự nhìn ở góc độ của pháp luật duy vật biện chứng là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nhận thức và điều chỉnh một cách có ý thức mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự phù hợp với điều kiện lịch sử, truyền thống văn hoá, pháp lý và lợi ích của Nhà nước trong đấu tranh chống tội phạm ở mỗi quốc gia trong quá trình phát triển lịch sử của mình chính là cách thức hình thành mô hình tố tụng hình sự ở quốc gia đó. Bài viết làm rõ sự tồn tại của các chức năng này trong từng mô hình tố tụng hình sự cụ thể.
1964 Trùng tố trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế / Ngô Quốc Chiến, Nguyễn Thảo Linh // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 3 – 12 .- 340
Trùng tố trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế xảy ra ngày càng nhiều và để lại nhiều hệ lụy đối với các bên tham gia quan hệ đầu tư quốc tế, sự ổn định của hệ thống pháp luật quốc tế và mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia. Tham gia tích cực vào tự do hóa thương mại và đầu tư, Việt Nam hoàn toàn có thể gặp trùng tố trong tương lai. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung trình bày, phân tích nguồn gốc, nguyên nhân và biểu hiện của trùng tố; ảnh hưởng của trùng tố trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; thực tiễn xét xử một số vụ trùng tố trên thế giới; nguy cơ trùng tố trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam. Từ khóa:
1965 Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tự do kinh doanh / Đỗ Thị Thu Hằng // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 34 – 38 .- 340
Quyền tự do kinh doanh là một quyền cơ bản trong hệ thống quyền con người. Mục đích bảo đảm quyền tự do kinh doanh nhằm trước hết là làm cho chủ thể kinh doanh được thụ hưởng và thực hiện được đầy đủ các quyền tự do kinh doanh. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tự do kinh doanh nhằm làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp luật và xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam.
1966 Những điểm mới trong quy định pháp luật về khiếu nại và khởi kiện liên quan đến kiểm toán nhà nước / Lê Thu Thảo // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 39 – 42 .- 340
Ngày 26/11/2019, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước (Luật KTNN) năm 2019 sửa đổi, bổ sung 15 nội dung của Luật KTNN năm 2015. Luật có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020. Trong 15 nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, Luật KTNN đã bổ sung quyền khiếu nại và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào nêu, bình luận một số điểm mới về khiếu nại và khởi kiện liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước.
1967 Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự về các tội phạm tham nhũng – những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị / Vũ Văn Giang // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 43 – 47 .- 340
So với các quy định về các tội phạm tham nhũng được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 sử đổi bổ sung năm 2009, thì tội phạm tham nhũng có một số điểm mới. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc xử lý tội phạm này trong thời gian qua còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc. Bài viết đề cập đến những vấn đề cần chứng minh trong các vụ án hình sự về các tội phạm tham nhũng, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc này trên thực tiễn. Từ khóa:
1968 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và yêu cầu của các Công ước quốc tế nhằm định hướng sửa đổi một số nội dung của Luật Đa dạng sinh học / Hoàng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Xuân Dũng, Trần Thị Kim Tĩnh, Nguyễn Vân Anh, Trần Huyền Trang // Môi trường .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 21-24 .- 340
Mô hình tổ chức và trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; Phân hạng và quản lý khu bảo tồn; Quản lý bảo tồn, phát triển bền vững loài hoang dã.
1969 Đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội khi luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Thực tiễn và kiến nghị / Nguyễn Thanh Mai, Vũ Thị Hương // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 48 – 55 .- 340
Bài viết tập trung làm sáng tỏ thực tiễn đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội của luật sư khi tham gia bào chữa vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm đảm bảo nguyên tắc này trên thực tiễn.
1970 Tương trợ tư pháp – Cơ chế áp dụng trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí xuyên biên giới tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới / ThS. Hoàng Bích Hồng // Môi trường .- 2020 .- Số .- Tr. 35-38 .- 340
Thực trạng ô nhiễm không khí xuyên biên giới; Kinh nghiệm giải quyết ô nhiễm không khí xuyên biên giới của một số nước trên thế giới; Đề xuất áp dụng cơ chế tương trợ tư pháp trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí xuyên biên giới.