CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1931 Tự do di chuyển lao động ASEAN: Ưu điểm, hạn chế và một số khuyến nghị / Bùi Thị Ngọc Lan // Luật học .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 42 – 51 .- 340

Bài viết phân tích cách tiếp cận của ASEAN về tự do di chuyển lao động; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các tiếp cận, từ đó khuyến nghị việc “nâng cấp” hiệu lực pháp lí của các văn bản hiện hành quy định về tự do di chuyển lao động, cải thiện cơ chế thực thi và giám sát thực thi các cam kết liên quan cũng như đẩy mạnh kí kết các thoả thuận công nhận lẫn nhau về trình độ và kĩ năng nghề nhằm thúc đẩy hơn di chuyển lao động nội khối trong giai đoạn tiếp theo của AEC.

1932 Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc phòng chống nạn cường hào làng xã và một số bài học kinh nghiệm / Trần Hồng Nhung // Luật học .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 52 – 66 .- 340

Trên cơ sở so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa nạn cường hào thời kì phong kiến và “tệ cường hào mới” ở Việt Nam hiện nay, bài viết chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức, quản lí làng xã góp phần đấu tranh chống tham nhũng ở cấp cơ sở nói riêng và vấn nạn tham nhũng nói chung ở nước ta.

1933 Xây dựng chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam và một số kiến nghị / Cao Kim Oanh // Luật học .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 67 – 76 .- 340

Xây dựng chính sách trong hoạt động lập pháp là hoạt động nhằm mục đích lựa chọn những chính sách dựa trên bằng chứng để chuyển hoá thành các quy định pháp luật. Xây dựng chính sách được sử dụng để xem xét ảnh hưởng của các biện pháp, chính sách đối với kinh tế, xã hội và môi trường; lượng hoá hiệu quả của chính sách đối với đối tượng chịu sự tác động hướng tới giải quyết những tồn tại trong xã hội. Bài viết phân tích các quy định của pháp luật về xây dựng chính sách trong hoạt động lập pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này.

1934 Pháp luật tố tụng hình sự về giám đốc thẩm tại Việt Nam giai đoạn 1864 - 1945 / Mai Thanh Hiếu // Luật học .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 3 – 15 .- 340

Bài viết phân tích lịch sử hình thành và một số nội dung của pháp luật tố tụng hình sự về giám đốc thẩm tại Việt Nam trong gần 100 năm giai đoạn 1864 – 1945. Việc áp dụng trực tiếp pháp luật tố tụng hình sự Pháp về giám đốc thẩm và ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đối với việc pháp điển hoá luật tố tụng hình sự tại Việt Nam trong giai đoạn này thể hiện tính chất áp đặt của thực dân Pháp như một công cụ thống trị.

1935 Hình thức xử phạt cảnh cáo trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính / Nguyễn Nhật Khanh // Luật học .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 16 – 30 .- 340

Trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, cảnh cáo là hình thức xử phạt đặc biệt và được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, hình thức xử phạt này vẫn còn một số bất cập về các vấn đề như: Điều kiện áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và tổ chức; mối liên hệ giữa hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện khi xử phạt người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; kĩ thuật lập pháp; thẩm quyền xử phạt cảnh cáo. Bài viết đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật về hình thức xử phạt cảnh cáo.

1936 Cuộc chiến pháp lí về thềm lục địa mở rộng ở biển Đông / Nguyễn Hồng Thao // Luật học .- 2020 .- Số 05 .- Tr. 31 – 45 .- 340

Trên cơ sở so sánh hai thời điểm 2009 và 2019, bài viết không chỉ phân tích lập trường các nước tranh chấp mà còn của cả các nước không tranh chấp (như Indonesia) và nước ngoài khu vực (như Hoa Kỳ); qua đó có thể thấy được bức tranh tổng quát về tác động của Phán quyết Trọng tài Biển Đông năm 2016, sự khác biệt giữa hai quan điểm, một bên là hầu hết các nước trong và ngoài khu vực ủng hộ Công ước Luật biển năm 1982 và yêu cầu tuân thủ Phán quyết Trọng tài Biển Đông, một bên là duy nhất Trung Quốc. Nghiên cứu của bài viết cũng chỉ ra cuộc chiến pháp lí này sẽ còn lâu dài và khó khăn để đi đến giải pháp tổng thể cuối cùng cho Biển Đông.

1937 Từ chức của công chức trong pháp luật Việt Nam / Đặng Phước Thông, Lê Thị Hồng // Luật học .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 46 – 59 .- 340

Công chức khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí thì sẽ phát sinh năng lực pháp lí của chủ thể giữ chức vụ, đồng thời phát sinh quyền từ chức vừa là quyền con người, quyền công dân mà chủ thể đặc biệt là công chức nắm giữ, vừa là quyền dân sự thuộc về dạng quyền nhân thân không gắn với tài sản. Bài viết làm sáng tỏ một số lí luận chung về quyền từ chức của công chức và quy định pháp luật về từ chức của công chức, đưa ra một số đánh giá và kiến nghị.

1938 Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam / Nguyễn Thị Thuý Hằng // Luật học .- 2020 .- Số 07 .- Tr. 13 – 21 .- 340

Bài viết nghiên cứu, làm rõ các quan điểm của của các nhà nghiên cứu để xây dựng một cách khái quát khái niệm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Trên cơ sở các tiêu chí, các yêu cầu được xây dựng trong phần khái niệm, tác giả đề xuất một số định hướng mà pháp luật tố tụng cần phải hoàn thiện về vấn đề này như: Ghi nhận đầy đủ các quyền tố tụng cơ bản của mỗi đương sự đồng thời xác lập và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tương ứng của các đương sự khác; thiết lập cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tố tụng của đương sự thông qua sự tham gia tố tụng của người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

1939 Tội gây rối tại phiên toà, phiên họp dưới góc độ kĩ thuật lập pháp / Nguyễn Ngọc Hoà // Luật học .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 22 – 30 .- 340

Trên cơ sở khái quát nội dung quy định về tội gây rối trật tự phiên toà, phiên họp tại Điều 391 Bộ luật Hình sự năm 2015, bài báo đề cập những hạn chế về kĩ thuật lập pháp ở Điều luật này, trong đó tập trung vào dấu hiệu mà tạm được đặt tên là dấu hiệu “loại trừ”; đánh giá mối quan hệ giữa dấu hiệu định tội và dấu hiệu định khung cũng như tính không chính xác của dấu hiệu “ loại trừ” tại các khoản 1 và 2 của Điều 391 Bộ luật Hình sự và đưa ra nhận định về hệ quả không mong muốn khi áp dụng dấu hiệu này trong thực tiễn.

1940 Quan niệm về tranh chấp đất đai và thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Gia Lai / Nguyễn Mạnh Hùng // Luật học .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 31 – 46 .- 340

Tranh chấp đất đai là hiện tượng phổ biến, phức tạp, đa dạng về hình thức và nguyên nhân phát sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy tỉnh Gia Lai đã triển khai áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai và giải quyết hậu quả loại tranh chấp này song chưa đạt được kết quả mong muốn. Bài viết luận giải quan niệm về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai; đánh giá thực trạng và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm phát triển bền vững tại tỉnh Gia Lai.