CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1971 Một số bất cập, vướng mắc qua thực tiễn 9 năm thi hành Luật Khoáng sản và đề xuất điều chỉnh, bổ sung / Nguyễn Công Thủy, Hoàng Văn Khoa // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 18-20 .- 340
Trình bày các bất cập quy định về giải thích từ ngữ, khái niệm; bất cập các quy định về quy hoạch khoáng sản; bất cập các quy định về khu vực khoáng sản; bất cập các quy định về thăm dò khoáng sản; bất cập các quy định về khai thác khoáng sản.
1972 Tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa / Lại Sơn Tùng // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 56 – 60 .- 340
Tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai xảy ra trong thời gian vừa qua đang có chiều hướng gia tăng về số vụ, số đối tượng và hậu quả thiệt hại; nó được phát sinh phát triển bởi những nguyên nhân điều kiện khác nhau. Bài viết chỉ ra một số nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp ngăn ngừa tội phạm này trong thời gian tới.
1973 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất ở hiện nay / Ngô Cẩm Bình // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 65-66 .- 340
Một số hạn chế của pháp luật về thu hồi đất ở; Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất ở.
1974 Hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản công ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hồng // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 61 – 68 .- 340
Đấu giá là một trong những hình thức bắt buộc khi xử lý tài sản công. Bên cạnh các kết quả đã đạt được, pháp luật về đấu giá tài sản công thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Bài viết trao đổi về thực trạng pháp luật và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản công ở Việt Nam.
1975 Thúc đẩy và bảo vệ quyền chăm sóc sức khoẻ cho người bị nhiễm chất độc da cam/Dioxin / Nguyễn Ngọc Lan // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 74 – 80 .- 340
Người bị nhiễm chất độc da cam/ dioxin có đời sống vật chất, tinh thần khó khăn, nhất là những gia đình có nhiều thế hệ bị nhiễm độc, bị bệnh nặng, bệnh thường xuyên tái phát, sinh con dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ. Những đối tượng này cần thiết phải được chăm sóc sức khoẻ. Thúc đẩy và bảo vệ quyền chăm sóc sức khoẻ cho họ là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, trong công tác bảo vệ quyền chăm sóc sức khoẻ của người bị nhiễm chất độc da cam đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền cho nạn nhân chất độc da cam/ dioxin nói chung và quyền được chăm sóc sức khoẻ cho họ nói riêng.
1976 Bất cập về trình tự thủ tục thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh / TS. Bùi Đức Hiển, Trần Văn Quấn // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 20 (346) .- Tr. 35-37 .- 340
Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp; Bất cập và nguyên nhân của trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp huyện Cần Giờ.
1977 Hoàn thiện pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay / TS. Trần Lệ Thu // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 21 (347) .- Tr. 19-21 .- 340
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu; Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu.
1978 Rà soát, điều chỉnh xây dựng khung giá đất, phát huy nguồn lực đất đai / Quang Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 22 (348) .- Tr. 39-40 .- 340
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai; Khởi động thanh toán trực tuyến nghĩa vụ đất đai.
1980 Nhận diện chuyển đổi quan hệ lao động công nghiệp: những thách thức pháp lý đặt ra cho Việt Nam / Đoàn Thị Phương Diệp, Hồ Đức Hiệp // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.31-34 .- 340
Sau 3 thập kỷ đổi mới, quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường được hình thành và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quan hệ lao động hiện đang tồn tại nhiều cấp bậc, đặc biệt là các cơ chế đối thoại, thương lượng và giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Vì vậy, để khơi thông các nguồn lực phát triển cần phải đổi mới hệ thống quan hệ lao động cho phù hợp cơ chế thị trường. Cùng với đó, vai trò của Nhà nước trong quan hệ lao động cần dịch chuyển từ chỉ đạo trực tiếp sang tạo dựng khuôn khổ pháp lý và hỗ trợ các bên tương tác.