CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1941 Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại / Đoàn Trung Kiên // Luật học .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 47 – 57 .- 340
Trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng không chỉ được đề cập dưới khía cạnh dân sự mà còn được khai thác dưới góc độ thương mại. Bài viết phân tích các yếu tố cấu thành giá trị thương mại của quyền sở hữu công nghiệp, khái niệm và những đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại; từ đó lí giải sự ra đời và nhận diện những nội dung cơ bản của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại.
1942 Pháp luật lao động và an sinh xã hội áp dụng tại đặc khu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam / Hà Thị Hoa Phượng // Luật học .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 73 – 89 .- 340
Trên cơ sở khái quát những đặc trưng của đặc khu kinh tế, bài viết phân tích các quy định cơ bản trong pháp luật lao động và an sinh xã hội áp dụng tại đặc khu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới, khẳng định sự thành công hay thất bại trong xây dựng mô hình đặc khu kinh tế có phần quyết định từ việc xây dựng hệ thống pháp luật về lao động và an sinh xã hội phù hợp hay chưa phù hợp. Qua đó, bài viết đưa ra kiến nghị cụ thể về lựa chọn mô hình và các chính sách ưu đãi của đặc khi kinh tế tại Việt Nam trong Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và các luật liên quan hiện nay.
1943 Một số tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu chính sách công ở Việt Nam hiện nay / Huỳnh Minh Sáng, Lê Văn Gấm // .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 10-12 .- 300.7
Nghiên cứu chính sách công được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuỳ theo các ngành khoa học như chính trị học, kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, luật học,..., Bài viết phân tích một số tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu chính sách công ở Việt Nam
1944 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng / Trương Nhật Quang, Lê Trần Quỳnh Thy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 13 – 21 .- 340
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, một hợp đồng thông thường có thể đồng thời chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau, như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 và các luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực đặc thù. Trong trường hợp như vậy, việc các luật này có quy định khác nhau hoặc có tính chất đặc thù khi điều chỉnh về cùng một vấn đề pháp lý là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, một số cơ quan xét xử và cơ quan áp dụng pháp luật dường như có xu hướng ưu tiên áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 hơn so với Luật Thương mại năm 2005 khi luật chuyên ngành không có quy định điều chỉnh, đặc biệt trong bối cảnh các hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng và ngân hàng. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng trên cơ sở các quy định hiện hành tại Việt Nam để hạn chế các rủi ro phát sinh từ xu hướng áp dụng pháp luật hiện nay.
1945 Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự / Nguyễn Nhật Khanh, Trần Quốc Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 29 – 36 .- 340
Xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu góp phần bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này vẫn còn tồn tại một số bất cập gây ra nhiều khó khăn cho công tác xử phạt trong thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số bất cập của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
1946 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước / Nguyễn Trí Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 37 – 43 .- 340
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Điều này góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế và của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và đổi mới tổ chức thực hiện pháp luật về vấn đề này.
1947 Tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo Bộ luật lao động năm 2019 / Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lê Thị Ngọc Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 44 – 49 .- 340
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, cho phép người lao động thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp, ngoài công đoàn, trên cơ sở phù hợp với các quy định quốc tế về lao động và tuân thủ các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức này còn chưa cụ thể. Đây là một vấn đề rất mới, chưa từng có tiền lệ trong pháp luật lao động Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về việc thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp, cũng như về quyền thương lượng tập thể của tổ chức này, các tác giả đưa ra một số kiến nghị.
1948 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững / Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Minh Bách Tùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 50 – 56 .- 340
Chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt Nam nếu được xây dựng, phát triển và bảo vệ sẽ đóng góp rất nhiều cho lợi ích quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, đặc biệt là đặc sản của các vùng, địa phương. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các điểm hạn chế của pháp luật liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả của hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt Nam, góp phần phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
1949 Kiểm soát bên trong đối với quyền lập pháp ở Thuỵ Điển: Những gợi mở cho Việt Nam / Thái Thị Thu Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 57 – 64 .- 340
Ở các quốc gia trên thế giới, kiểm soát quyền lập pháp được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau; trong đó, kiểm soát bên trong đóng vai trò quan trọng, chi phối hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá hoạt động kiểm soát bên trong đối với quyền lập pháp của Quốc hội Thuỵ Điển, từ đó rút ra những gợi mở cho việc nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lập pháp ở Việt Nam hiện nay.
1950 Kinh tế Việt Nam 2020: Đồng lòng vượt qua khó khăn trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid - 19 / Lê Hải Đường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 18 (418) .- Tr. 3 – 8 .- 340
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 cho thấy dự kiến sẽ có 08/12 chỉ tiêu đạt, vượt và có 04/12 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, mặc dù Quốc hội, Chính phủ cùng chung sức, đồng lòng triển khai các giải pháp đặc biệt, linh hoạt, thậm chí chưa có tiền lệ để nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” là phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch bệnh. Những kết quả đạt được phản ánh tương đối rõ nét và chân thực bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong năm 2020 đặt trong bối cảnh nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra.