CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1921 Trách nhiệm ba bên trong vấn đề đảm bảo cơ hội việc làm của người lao động trong pháp luật lao động Việt Nam / Võ Thị Hoài // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 54-64 .- 340
Phân tích trách nhiệm của ba bên trong vấn đề bảo đảm việc làm của Người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành, từ đó phân tích một số hạn chế còn tồn tại làm ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các bên trong vấn đề việc làm cho Người lao động trong thời kỳ công nghệ và hội nhập.
1922 Pháp luật về phòng ngừa và phát hiện ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay / Phạm Thị Hương Lan // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 24-31 .- 340
Phân tích pháp luật về phòng ngừa và phát hiện ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam, với các nội dung về việc xây dựng cơ chế phòng ngừa và phát hiện ô nhiễm môi trường đất; việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với các chủ thể có liên quan; thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và quản lý môi trường đất …
1923 Nâng cao hiệu quả thực hiện tương trợ tư pháp giữa các nước ASEAN / Vũ Thị Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Kim Cương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr.14 – 19 .- 340
Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN là một trong những công cụ pháp lý đa phương hữu hiệu trong khu vực, xác lập cơ chế phối hợp chặt chẽ, lâu dài và là cơ sở pháp lý quan trọng trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa các nước ASEAN. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả đánh giá thực trạng thực hiện tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước ASEAN hiện nay, và đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu của của hoạt động này.
1924 Những tình huống phức tạp khi xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr.20 – 28 .- 340
Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng là việc người có thẩm quyền xử phạt tiến hành các hoạt động nhằm áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Thời gian qua, công tác xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng được thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhất là các quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhóm hành vi này còn chưa cụ thể, rõ ràng, đã làm cho người có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong xử phạt những tình huống phức tạp.
1925 Hoàn thiện quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi thu gom, thải rác thảo sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường / Phạm Minh Khương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr. 29 – 34 .- 340
Xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn còn có những bất cập, gây nhiều khó khăn cho công tác xử phạt trong thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số bất cập trong các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
1926 Giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Việt Nam / Dương Quỳnh Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr. 29 – 34 .- 340
Trong những năm gần đây, số lượng các giao dịch thương mại điện tử tăng nhanh và đồng thời số lượng các tranh chấp cũng nhiều lên[1]. Các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống trực tiếp tại toà trở nên kém hiệu quả. Do vậy, để thích ứng và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, chính phủ nhiều quốc gia đã thúc đẩy việc ra đời và phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến. Đây là quá trình giải quyết tranh chấp thông qua trực tuyến, bao gồm những hình thức giải quyết tranh chấp thay thế (thương lượng, hoà giải và trọng tài) và toà án có sử dụng công cụ đặc biệt là công nghệ internet trong một phần hoặc toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp.
1927 Phòng, chống tham nhũng ở Indonesia và những gợi cho Việt Nam / Nguyễn Anh Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr. 51 – 58 .- 340
Indonesia là quốc gia mà ở đó tình trạng tham nhũng tràn lan kéo dài; công tác phòng chống tham nhũng được triển khai quyết liệt trong suốt 20 năm qua với những bước thăng trầm và mô hình cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập gây nhiều tranh luận, cả trên lý thuyết và thực tiễn. Bài viết phân tích công tác phòng, chống tham nhũng ở Indonesia và rút ra một số gợi mở cho công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
1928 Một số vướng mắc khi áp dụng xử lý kỷ luật đối với người giữ chức vụ do hội đồng nhân dân bầu / Hoàng Thị Lan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr. 59 – 63 .- 340
Xử lý kỷ luật luôn được đặt ra như một điều kiện tất yếu, song hành trong quá trình các chủ thể thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để bảo đảm hiệu quả, đồng thời cũng là một trong các biện pháp giáo dục, răn đe nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ những hành vi vi phạm. Trong thời gian qua, cách tiếp cận về các vấn đề liên quan đến xử lý kỷ luật đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu chưa phản ánh đúng bản chất địa vị pháp lý của nhóm chủ thể này. Điều này dẫn đến sự lúng túng, thiếu thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật và quá trình áp dụng pháp luật để xử lý kỷ luật những người do Hội đồng nhân dân bầu.
1929 Chủ nghĩa Hiến pháp – Bản chất, các yếu tố cấu hình / Thái Vĩnh Thắng, Hoàng Văn Nghĩa // Luật học .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 3 – 15 .- 340
Chủ nghĩa hiến pháp được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu trên các bình diện khác nhau nhưng đều có quan điểm chung là học thuyết về việc hạn chế quyền lực của chính quyền bằng đạo luật cơ nảm của nhà nước. Bài viết phân tích khái niệm, bản chất, các yếu tố cấu thành của chủ nghĩa hiến pháp. Trên cơ sở quan điểm chung về chủ nghĩa hiến pháp của nhiều học giả khác nhau, bài viết xác định có 7 yếu tố cấu thành chủ nghĩa hiến pháp là: chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân; chế độ pháp quyền; phân quyền và kiềm chế đối trọng, tư pháp độc lập, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, kiểm soát, giám sát quyền lực, thiết chế bảo hiến.
1930 Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng / Ngô Thị Hường // Luật học .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 31 – 41 .- 340
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là biện pháp xử lí đối với cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với con, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Tuy nhiên, thực tế quy định này ít được áp dụng do nhận thức của cá nhân còn hạn chế, do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ người chưa thành niên. Bài viết nghiên cứu quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, phân tích thực tiễn áp dụng trong những năm quan và đư ẩ một số giải pháp nhằm nâng cai hiệu quả thực thi pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.