CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1311 Đề xuất điều tiết giá trị tăng thêm từ đất / Trần Trọng Phương, Phan Thị Thanh Huyền, Trần Thái Yên // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 7 (381) .- Tr. 11-12 .- 340

Đánh giá chính sách, pháp luật về điều tiết giá trị tăng thêm từ đất; Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật điều tiết giá trị tăng thêm từ đất.

1312 Chế độ sở hữu đất đai ở một số nước và ở Việt Nam / PGS.TS. Vũ Công Giao, ThS. Nguyễn Anh Đức // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 7 (381) .- Tr. 65-66 .- 340

Phân tích chế độ sở hữu đất đai ở một số quốc gia, qua đó liên hệ và gợi mở phương hướng hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới.

1313 Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý của cơ quan nhà nước về lĩnh vực khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước / ThS. Nguyễn Thị Hạnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 7 (381) .- Tr. 36-37 .- 340

Các quy định của pháp luật về tài nguyên nước đã tạo ra một khung pháp lý cho các hoạt động khai thác, sử dụng cũng như bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên, thực tế qua quá trình thực hiện các quy định của pháp luậy về tài nguyên nước cũng bộc lộ ra nhiều điểm hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung.

1314 Thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật / Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Hậu // Khoa học (Trường Đại học Quy nhơn) .- 2021 .- Tập 15, số 6 .- Tr. 6-17 .- 346.597 043

Bài báo đề cập đến hai vấn đề về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và chi trả tiền bồi thường, thông qua việc phân tích quy định của pháp luật về đất đai và thực tiễn thi hành hiện nay. Từ đó bài báo đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về những vấn đề này, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và nhân dân trong hoạt động thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp ở Việt Nam.

1315 Một số nội dung về bảo vệ môi trường không khí quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP / Nguyễn Hoàng Đức // Môi trường .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 8-9 .- 344.597 046

Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa các quy định về bảo vệ môi trường không khí thành mục riêng. Trình bày nội dung chính về bảo vệ môi trường được quy định trong Luật và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

1316 Một số quy định mới về đánh giá môi trường chiến lược trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết thi hành / Vũ Thế Hưng // Môi trường .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 10- 11 .- 344.597 046

Các quy định về đánh giá môi trường chiến lược đã được quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường nhằm giúp các nhà quản lý, đơn vị lập và triển khai chiến lược, quy hoạch có cách tiếp cận hợp lý về nội dung bảo vệ môi trường. Bài viết tác giả giới thiệu một số nội dung đánh giá môi trường chiến lược được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản luật.

1317 Phân loại dự án đầu tư, thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP / Phùng Chí Sỹ // .- 2022 .- ố 3 .- Tr. 12-14 .- 344.597 046

Bài viết giới thiệu một số quy định liên quan đến phân loại dự án đầu tư, thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường. Để hiểu và thống nhất các quy định trong quá trình thực hiện luật bảo vệ môi trường 2020.

1318 Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế trong CPTPP, EVFTA và yêu cầu đối với Việt Nam / Phan Quốc Nguyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 4 (452) .- Tr.25 - 30 .- 346.597048

Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đây là hai hiệp định tự do thế hệ mới điều chỉnh nhiều vấn đề quan trọng về thương mại, đầu tư, môi trường, tài chính,... và đặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ. Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế quy định trong hai Hiệp định này khá là cao. Bên cạnh những thuận lợivà cơ hội, những tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế quy định trong hai Hiệp định lớn này đặt ra một số yêu cầu đối với Việt Nam.

1319 Các qui định của Luật đất đai năm 2013 về quản lý và sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Thực trạng và kiến nghị / Vũ Quang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 4 (452) .- Tr.25 - 30 .- 346.597 043

Trong tổng thể các vấn đề về xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vấn đề quản lý và sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã và đang đặt ra hết sức cấp bách do tầm quan trọng của chúng trong phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hệ thống chính sách và các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện khá đầy đủ và hiệu quả. Tuy vậy, trong quá trình phát triển của đất nước, sự thay đổi, phát triển không ngừng của nền kinh tế và của xã hội, các chính sách và các quy định đó bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, hạn chế khi thực thi trong đời sống thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích các quy định về quản lý và sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhận diện những điểm còn hạn chế có thể gây khó khăn cho việc thành lập, hoạt động và phát triển của khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; và đưa ra một số ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện Luật Đất đai 2013 trong thời gian tới.

1320 Tác động CPTPP và RCEF đến thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong xuất khẩu nông sản / Đỗ Thu Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 4 (452) .- Tr.39 - 46 .- 346.066

Năm 2008 và 2009 đánh dấu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản 2008 và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2009. Sau một thập kỷ, mối quan hệ này được củng cố thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2019 và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) năm 2021. CPTPP và RCEP thiết lập mức độ mở cửa thị trường cao hơn hẳn so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống. Các FTA đã tạo ra sự thúc đẩy đáng kể đến thương mại giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hàng nông sản; mở ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản của Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Nhật Bản.