CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1321 Quyền được xét xử công bằng của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị / Võ Quốc Tuấn // .- 2022 .- Số 4 (452) .- Tr.47 - 51 .- 345.5970026
Quyền được xét xử công bằng của người bị buộc tội trong đó có bị cáo là một trong những quyền hiến định. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về quyền được xét xử công bằng của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự còn có những bất cập, hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng quy định của pháp luật về quyền được xét xử công bằng của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
1322 Lập pháp bảo đảm bình đẳng tại Việt Nam / Lã Khánh Tùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.3 - 10 .- 342.597
Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm bình đẳng, thông qua hoạt động lập pháp, ban hành chính sách và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tại Việt Nam, hiện tồn tại nhiều hình thức phân biệt đối xử, vi phạm quyền bình đẳng cả dưới dạng thể chế và thực tiễn. Trong khi đó, vẫn chưa có một đạo luật có phạm vi rộng, bao trùm về bình đẳng, chống phân biệt đối xử, và thiếu cơ chế hiệu quả bảo vệ quyền này. Quốc hội cần sớm quan tâm và hành động để khắc phục hai tồn tại này, làm cho quyền bình đẳng được hiện thực hóa đầy đủ hơn.
1323 Công ước về Luật biển năm 1982 và nghề cá ở Đông Nam Á / Nguyễn Hồng Thao // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.11 - 18 .- 340
Năm 2022, Công ước về Luật biển(UNCLOS) tròn 40 năm tuổi kể từ ngày ký. Bản " Hiến pháp đại dương" này thiết lập một trật tự pháp lý mới tên biển, trong đó có nghề cá. Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là một trong những khu vực phản ánh rõ những mặt tích cực và hạn chế trong thực hiện quản lý nghề cá mà Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982(UNCLOS) mang lại.
1324 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật / Vũ Thị Ngọc Dung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.19 - 30 .- 342.59706
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung năm 2020 qui định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật khá rõ ràng và chặt chẽ. Tuy nhiên, một số qui định đang dần trở nên bất cập như về thời gian có hiệu lực, hiệu lực trở về trước và một số các trường hợp chấm dứt hiệ lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật cần được tiếp tục được hoàn thiện.
1325 Sự cần thiết định danh lại chế định Thanh tra nhân dân / Cao Vũ Minh // .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.31 - 38 .- 340
Luật Thanh tra năm 2010 quy định hai tổ chức thanh tra là Thanh tra nhà nước và Thanh tra nhân dân. Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, khác với Thanh tra nhà nước, Thanh tra nhân dân không mang tính quyền lực nhà nước. Về tổ chức và hoạt động, Thanh tra nhân dân không nằm trong bộ máy nhà nước và cũng không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích sự cần thiết phải định danh lại chế định Thanh tra nhân dân trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
1326 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường theo luật hình sự Việt Nam / Hà Lệ Thủy, Trần Công Thiết // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.44 - 49 .- 344.597 046
Các vấn đề môi trường, trong đó có vấn đề xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường là mối quan tâm rất lớn không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Ô nhiễm môi trường đã và đang gây ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người đồng thời gây ảnh hưởng lớn đến nền nền kinh tế của đất nước. Pháp luật hình sự Việt Nam và các nước trên thế giới có những qui định liên quan đến việc xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường pháp nhân, trong đó có trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội.
1327 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân / Bạch Thị Nhã Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.50 - 57 .- 346
Các qui định pháp luật về dữ liệu cá nhân ở Việt Nam còn nhiều bất cập không thống nhất, thậm chí còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Trên cơ sở tham khảo các qui định của pháp luật Liên minh Châu Âu về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Việt nam cần hoàn thiện các qui định về dữ liệu cá nhân trong các văn bản pháp luật, từ đó xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp để thiết lập quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu cá nhân, quyền và nghĩa vụ của bên xử lý dữ liệu, và các cơ chế đảm bảo thực thi các quyền này.
1328 Quyền tự do sử dụng tác phẩm qua hành vi sao chép theo pháp luật của Cộng hòa Pháp và Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Nhung, Ngô Minh Tín // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.58 - 64 .- 346.597048
Quyền tác giả được xác lập trên cơ sở sự thừa nhận, trao quyền sở hữu và bảo hộ của Nhà nước đối với các chủ thể sáng tạo và đầu tư cho sự sáng tạo như là một phần bù đắp cho công sức sáng tạo tương xứng. Ở một khía cạnh khác, con người có quyền được tiếp cận những sáng tạo mới phục vụ cho sự phát triển không ngừng về khoa học công nghệ cũng như đời sống văn hoá, tinh thần. Nhằm giải quyết sự xung đột lợi ích giữa chủ thể sáng tạo và quyền tự do sử dụng tác phẩm của xã hội, các nước trong đó có Việt Nam đã đặt ra chế định hạn chế quyền tác giả nhằm giúp cân bằng các lợi ích này. Trên cơ sở phân tích quyền tự do sử dụng tác phẩm qua hành vi sao chép như là một ngoại lệ của quyền tác giả theo pháp luật của Cộng hoà Pháp và so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả đưa ra gợi mở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
1329 Các kiến tạo trong các hoạt động xây dựng pháp luật của ngành tòa án Việt Nam / Lương Khải Ân, Nguyễn Đức Vinh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 6 (454) .- Tr.11 - 15 .- 340
Bên cạnh hoạt động xây dựng và ban hành luật chuyên nghiệp của Quốc hội, hoạt động xây dựng, kiến tạo pháp luật của ngành Tòa án là kênh mang lại hiệu quả thiết thực, cũng như mang đến những đóp góp kịp thời, có giá trị cho hệ thống pháp luật Việt Nam. Những thành quả này, xuất phát từ chức năng tư pháp( thực hiện quyền tư pháp) độc lập xét xử, áp dụng thống nhất pháp luật được các nhà làm luật giao phó cho các ngành Tòa án.
1330 Chuyển quyền yêu cầu bồi thường trong pháp luật bảo hiểm Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Vân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 6 (454) .- Tr.16 - 23 .- 344.597 02
Chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn là một chế định khá đặc thù trong bảo hiểm tài sản. Mục đích của chế định này là nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đòi lại khoản tiền bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm nếu tổn thất xảy ra do lỗi của người thứ ba. Việc bên được bảo hiểm phải chuyển giao quyền yêu cầu đòi bồi hoàn sang doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm đòi người thứ ba bồi hoàn khoản thiệt hại do lỗi của người thứ ba gây ra là hoàn toàn hợp lý về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn một số bất cập, gây trở ngại cho việc áp dụng chế định này trong thực tiễn.