CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1291 Sự phát triển của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ những điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020 / Trần Thị Bảo Ánh, Nguyễn Thị Yến // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 3-14 .- 340
Bài viết này giới thiệu những điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp năm 2020 trong tiến trình thay đổi tư duy về quản lí kinh tế của Nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến nay; đồng thời đánh giá những kì vọng về tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đến nền kinh tế Việt Nam.
1292 Trách nhiệm của người quản lí công ti theo Luật doanh nghiệp năm 2020 / Nguyễn Thị Vân Anh // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 15-24 .- 340
Trong mỗi công ti, người quản lí công ti là người nắm giữ vị trí, vai trò quan trọng. Vai trò của người quản lí công ti không chỉ thể hiện trog các hoạt dộng đối nội của công ty như hoạch định chính sách, tổ chức triển khai việc thực hiện chính sách và kiểm soát quá trình thực hiện mà còn ở các hoạt động đối ngoại của công ti trong quan hệ với bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền. Bài viết đánh giá quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về trách nhiệm của người quản lí công ty và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao năng lực quản trị công ti ở Việt Nam.
1293 Thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2020 và những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện / Nguyễn Như Chính // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 25-34 .- 340
Các chuyên gia kinh tế nhận định, những rào cản phát sinh trong việc gia nhập thị trường là nguyên nhân căn bản khiến chỉ số phát triển thị trường tại các quốc gia kém hấp dẫn. Điều này lí giải thủ tục đăng ký doanh nghiệp là một trong những thủ tục được cải cách mạnh mẽ trong hệ thống pháp luật kinh doanh của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 đã có những thay đổi, đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Bài viết trình bày những điểm mới về thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa thủ tục này theo kinh nghiệm cải cách thủ tục đăng kí doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới.
1294 Điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 / Vũ Thị Hòa Như, Nguyễn Huyền Trang // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 46-55,100 .- 340
Điều kiện đầu tư kinh doanh là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Để có góc nhìn toàn diện về chế định này, bằng phương pháp so sánh luật học, bài viết bình luận và đánh giá những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về điều kiện đầu tư kinh doanh. Đồng thời, dựa trên những vướng mắc của thực tiễn, bài viết đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh từ góc độ Luật Doanh nghiệp năm 2020.
1295 Những điểm mới về doanh nghiệp tư nhân trong Luật doanh nghiệp năm 2020 và những vấn đề đặt ra / Cao Thanh Huyền // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 66 - 79 .- 340
Bài viết phân tích những điểm mới nổi bật về doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trog các quy định điều chỉnh loại hình doanh nghiệp này, trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân.
1296 Giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 / Lê Ngọc Anh, Vũ Thị Hòa Như // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 57 - 65 .- 340
Bài viết phân tích, đánh giá các quy định về giải thể doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020; làm rõ những điểm mới tích cực của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quy định giải thể doanh nghiệp; chỉ ra những hạn chế, bất cập đã và đang gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước trong quá trình doanh nghiệp thực hiện giải thể, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2020 về giải thể doanh nghiệp.
1297 Những điểm mới về doanh nghiệp tư nhân trong Luật doanh nghiệp năm 2020 và những vấn đề đặt ra / Cao Thanh Huyền // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 66 - 79 .- 340
Bài viết phân tích những điểm mới nổi bật về doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trog các quy định điều chỉnh loại hình doanh nghiệp này, trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân.
1298 Những điểm mới về quản trị công ti cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và những vấn đề đặt ra / Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quang Huy // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 80 - 91 .- 340
Luật Doanh nghiệp năm 2020 ra đời đã khắc phục được nhiều hạn chế của Luật Doanh nghiệp năm 2014, đặc biệt là đối với vấn đề quản trị công ti cổ phần, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển cũng như bảo vệ chính đáng của các nhà đầu tư; tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải hoàn thiện liên quan đến các chế định về người đại diện theo pháp luật, cơ cấu tổ chức quản lí và quyền lợi của cổ đông thiểu số. Bài viết trình bày các điểm mới và những hạn chế của Luật Doanh nghiệp 2020, song song với việc tham khảo kinh nghiệm pháp luật quốc tế về quản trị công ti cổ phần để từ đó đưa ra đề xuất khắc phục, góp phần hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.
1299 Hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 / Lê Minh Tâm // Luật học .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 3 - 13 .- 340
Bài viết phân tích lí luận và thực tiễn về cơ chế bảo vệ hiến pháp Việt Nam; đề xuất, kiến nghị các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, định huướng đến năm 2045.
1300 Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay / Nguyễn Văn Năm // Luật học .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 14 - 28 .- 340
Trải qua bao thế hệ, qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên bề dày giá trị đạo đức truyền thống phong phú và đặc sắc. Là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, giá trị đạo đức truyền thống là bộ phận cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Xét một cách chung nhất, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được thừa nhận rộng rãi là: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể, lòng nhân ái bao dung…Một hệ thống pháp luật chỉ được coi là hoàn thiện khi hệ thống pháp luật đó phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp với thuần phong, mĩ tục của dân tộc.