CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1141 Pháp luật về giải quyết ly hôn: Thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra / Bùi Thị Hòa // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 18-20 .- 340

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và khoa học công nghệ, sự thay đổi của lối sống hiện đại dẫn đến số các vụ ly hôn ngày càng tăng. Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu đối với quản lý nhà nước từ hoàn thiện pháp luật đến việc đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc ly hôn, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên quan, góp phần ổn định trật tự xã hội.

1142 Thực trạng tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn / Nguyễn Thị Hồng Tuyến // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 21-22 .- 340

Ly hôn là điều không ai mong muốn bởi nhiều hệ lụy mà nó mang lại. Một trong số đó là việc tranh chấp giành quyền nuôi con và thực hiện cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Đây cũng là một loại tranh chấp về hôn nhân gia đình phổ biến. Bài viết nêu lên thực trạng của loại tranh chấp này, các quy định hiện hành của pháp luật về giải quyết tranh chấp và những vướng mắc trên thực tế, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật người dân về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

1143 Quyền im lặng trong tố tụng hình sự dưới góc nhìn so sánh / Nguyễn Văn Nam // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 30-32 .- 340

Quyền im lặng là quyền con người được thừa nhận trong pháp luật tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong pháp luật của nước Mỹ, án lệ nổi tiếng từ vụ án Miranda v. Arizona năm 1966 đã thiết lập quyền của người bị buộc tội có quyền im lặng. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 lần đầu tiên quy định về nội dung quyền im lặng của những người bị buộc tội. Bài viết này sẽ tập trung phân tích bản chất quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự dưới góc nhìn so sánh.

1144 “Quyền” trong khoa học Luật dân sự / Phạm Phúc Hoàn, Đào Minh Đức // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 33-35 .- 340

Thuở sơ khai, loài người sống tự do hoang dã theo bản năng vốn có. Để sinh tồn và phát triển, con người đã liên kết với nhau tạo nên một cộng đồng người. Qua thời gian, con người nhận ra rằng, cần phải thiết lập những luật lệ riêng, quy ước lên khuôn mẫu xử sự cho cá nhân trong cộng đồng, nhằm bảo đảm lợi ích công. Con người hy sinh sự tự do nhất định của cá nhân để đổi lấy sự bảo vệ cơ bản nhất của cộng đồng. Khi đó, pháp luật dần được hình thành. Luật lệ đó quy định quyền và trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng.

1145 Hoàn thiện quy định về tội cưỡng bức lao động theo điều 297 Bộ luật hình sự 2015 / Văn Linh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 40-42 .- 340

Hành vi “cưỡng bức lao động” tùy tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này là phù hợp, tuy nhiên quy định hiện hành về tội cưỡng bức lao động tại Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015 còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung với mục tiêu hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng vừa phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa bảo đảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động.

1146 Phân biệt khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính / Đặng Hồng Dương // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 5-8 .- 340

Quyền khiếu nại và khởi kiện đều là quyền của công dân khi có cơ sở cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của người, cơ quan có thẩm quyền là trái pháp luật xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Trên thực tế, không ít người vẫn hay nhầm lẫn giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính cùng là một. Tuy nhiên, đây là hai phương thức hoàn toàn khác nhau được điều chỉnh bởi các luật khác nhau và được giải quyết theo trình tự, thủ tục khác nhau.

1147 Giải quyết các vụ án hành chính về đất đai – Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Phi Hùng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 9-12 .- 340

Đất đai có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Xã hội ngày càng phát triển, các tranh chấp hành chính càng trở nên phức tạp và rắc rối hơn, đặc biệt trong đó là các vụ án hành chính liên quan đến vấn đề đất đai. Các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất phức tạp, phát sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội.

1148 Vai trò của luật sư trong vụ án hành chính / Ngô Văn Hiệp // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 13-17 .- 340

Vai trò của Luật sư trong vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh - thương mại… đã được ghi nhận từ lâu nhưng trong vụ án hành chính mới được đề cập trong thời gian gần đây và chưa thực sự đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, việc tham gia của Luật sư trong vụ án hành chính có ý nghĩa rất quan trọng bởi hoạt động này không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

1149 Bản chất quyền sử dụng đất tại Việt Nam và sự ảnh hưởng đến cấu trúc của Luật đất đai / Hoàng Thị Loan, Nguyễn Ngọc Tuyến // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 58-70 .- 340

Bài viết trình bày khái quát bản chất quyền sử dụng đất, quan niệm của một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển về việc quy định các quyền tài sản gắn liền với đất như Anh, Hoa Kỳ, Pháp và Đức; chỉ ra thực trạng cấu trúc của Luật đất đai về quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác gắn liền với đất tại Việt Nam. Nhằm góp phần hoàn thiện cấu trúc của Luật Đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định về quyền sử dụng đất, đồng thời mở rộng các quyền tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, thay đổi cấu trúc của Luật Đất đai trên cơ sở coi trọng hơn các quyền của người sử dụng đất.

1150 Lí luận về miễn trừ quốc gia trên thế giới và xu hướng phát triển / Vũ Thị Phương Lan // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 71-81 .- 340

Trên cơ sở nghiên cứu các khía cạnh lí luận cơ bản và phổ biến về chế định miễn trừ quốc gia, bài viết làm rõ sự phát triển của lí luận về chế định miễn trừ quốc gia và đưa ra một số quan điểm về tương lai phát triển của chế định miễn trừ quốc gia trên thế giới. Bài viết cho rằng sự phát triển của chế định miễn trừ quốc gia là một xu hướng phổ quát và trong tương lai, chế định miễn trừ quốc gia sẽ tiếp tục phát triển theo hướng gia tăng sự hạn chế quyền miễn trừ của các chủ thể mang tính cách quốc gia trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.