CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1131 Hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại tòa án nhân dân / Lê Thị Hồng Nhung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 12(460) .- Tr. 4-8 .- 340

Trong phạm vi bài viết, tác giải trình bày, phân tích nhằm làm rõ hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại Tòa án nhân dân, quy định của pháp luật về xử lý đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại Tòa án nhân dân và kiến nghị hoàn thiện.

1132 Tình trạng khẩn cấp và vấn đề bảo đảm dân chủ trong tình trạng khẩn cấp / Nguyễn Mai Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 12(460) .- Tr. 9-18 .- 340

“Tình trạng khẩn cấp” là một khái niệm pháp lý gây nhiều tranh cãi ngay từ khi xuất hiện. Khi áp dụng một cách tùy tiện, tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ đe dọa nền dân chủ, và trong tình huống xấu nhất có thể dẫn đến một “ chế độ độc tài hợp hiến”. Do vậy việc nghiên cứu các quy định về tình trạng khẩn cấp cũng như các biện pháp nhằm bảo đảm dân chủ khi áp dụng tình trạng này là vô cùng quan trọng. Bài viết phân tích một số nội dung cơ bản liên quan đến tihf trạng khẩn cấp, những cách thức phổ biến nhằm bảo đảm dân chủ khi áp dụng tình trạng đặc biệt này trong pháp luật quốc tế để từ đó đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.

1133 Nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng trong pháp luật đầu tư quốc tế / Ngô Trọng Quân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 12(460) .- Tr. 19-25 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các cách thể hiện quy định của nguyên tắc đối xử công bằng, thỏa đáng trong các hiệp định đầu tư song phương, đa phương và khuyến nghị Việt Nam cần lưu ý trong đàm phán, thực thi và giải quyết tranh chấp có liên quan đến nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng.

1134 Hoàn thiện luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng / Phan Thị Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 12(460) .- Tr. 26-29 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dung ở Việt Nam hiện nay trong điều kiện giao dịch điện tử và các hình thức kinh doanh mới áp dụng nền tảng công nghệ số phát triển mạnh; và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung.

1135 Pháp luật về cạnh tranh trong phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam / Đồng Thị Huyền Nga // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 12(460) .- Tr. 38-45 .- 340

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Bên cạnh các hình thức xử phạt, người chưa thành niên vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể. Bài viết phân tích một số bất cập, hạn chế về biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

1136 Những ảnh hưởng của quảng cáo hành vi trực tuyến đến người tiêu dùng và một số kiến nghị / Trần Ngọc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 12(460) .- Tr. 51-57 .- 340

Quảng cáo hành vi trực tuyến đề cập đến hoạt động theo dõi người dùng trên các trang mạng để suy ra thói quen và sở thích của người dùng. Những thói quen và sở thích này sau đó được sử dụng để chọn quảng cáo và tiếp cận đến người dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Quảng cáo hành vi trực tuyến tác động nhiều đến quyền riêng tư của người tiêu dùng, đối với cá nhân nói chung với trẻ em nói riêng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay vẫn còn thiếu vắng các quy định chi tiết về vấn đề này; pháp luật dân sự; an ninh mạng và những văn bản có liên quan cần thiết có sự sửa đổi; bổ sung nhằm đảm bảo tốt hơn quyền riêng tư của người tiêu dùng.

1137 Khởi kiện tập thể yêu cầu doanh nghiệp bồi thường ô nhiễm môi trường theo pháp luật Pháp, Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Minh Thư, Nguyễn Nguyệt Linh // Luật học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 64-77 .- 340

Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lí về khởi kiện tập thể yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu những quy định của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Pháp về vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam.

1138 Bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng Luật ở Việt Nam hiện nay / Đoàn Thị Tố Uyên // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 78-88 .- 340

Bài viết bàn luận một số vấn đề lí luận về quyền trẻ em, bảo đảm quyền trẻ e trong quá trình xây dựng luật ở Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng luật thời gian qua, chỉ ra một số nguyên nhân và kiến nghị bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng luật thời gian tới.

1139 Pháp luật về từ thiện của Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam / Đỗ Ngọc Tú, Trần Thị Hải Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 12(460) .- Tr. 58-64 .- 340

Hoa Kỳ là quốc gia đã có hệ thống pháp luật về từ thiện bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào hoạt động từ thiện một cách trung thực, công bằng và độc lập, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và kiểm soát chặt chẽ. Dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về từ thiện của Hoa Kỳ, các tác giả đề xuất một số gợi mở cho Việt Nam.

1140 Hợp đồng tiền hôn nhân: lý luận và thực tiễn / Ngô Văn Hiệp // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 12-17 .- 340

Hợp đồng tiền hôn nhân là một khá niệm khá mới trong khoa học pháp lý và chưa được các nhà lập pháp Việt Nam đưa vào trong luật mặc dù đã có một số quy định điều chỉnh về vấn đề này. Trong khi đó, loại hợp đồng đã được nhiều quốc gia quy định cụ thể, điển hình như: Mỹ, Úc…Chính vì vậy, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hợp đồng tiền hôn nhân để từ đó đề xuất việc thiết kế các quy định pháp luật phù hợp điều chỉnh loại hợp đồng này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.