CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1121 Thực tiễn xét xử án hành chính / Hoàng Tùng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 18-20 .- 340

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước, các quan hệ này được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Việc giải quyết khiếu kiện hành chính của TAND các cấp đã góp phần nâng cao hiệu quả về quản lý nhà nước nói chung, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước; Buộc cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước phải tự nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm với mỗi quyết định hành chính hay hành vi hành chính của mình trong hoạt động công vụ. Bài viết đánh giá thực tiễn xét xử án hành chính hiện nay ở Việt Nam và vai trò của Luật sư khi tham gia giải quyết loại án này.

1122 Phòng chống tham nhũng từ khóa cạnh văn hóa và pháp lý / Nguyễn Văn Hợi // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 21-24 .- 340

Tham nhũng là hiện tượng của mọi nhà nước, tùy vào những đặc điểm về văn hóa, lịch sử, pháp lý, năng lực quản lý, điều hành mà mức độ tham nhũng có sự khác nhau về quy mô và mức độ. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng và tham ô là hậu quả tất yếu của quản lý xã hội yếu kém, của sự suy thoái về đạo đức xã hội. Nó không chỉ làm mất đi một nguồn lực to lớn của xã hội mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của nhân dân vào chế độ, là nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của chế độ. Vì vậy, đấu tranh phòng chống tham nhũng là cuộc chiến đấu để bảo vệ Đảng và chế độ. Bài viết này đề cập đến phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam từ khía cạnh văn hóa và pháp lý.

1123 Đào tạo nghề luật sư những định hướng chiến lược / Nguyễn Minh Hằng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 25-29 .- 340

Việc xây dựng, hoạch định những định hướng chiến lược để đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp nói chung và đào tạo nghề Luật sư nói riêng gắn liền với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta và hướng tới xây dựng nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách tư pháp theo định hướng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là yêu cầu cấp thiết. Bài viết đề cập từ nhu cầu đào tạo nghề Luật sư, đánh giá khái quát thực trạng nhu cầu đào tạo nghề Luật sư và đề xuất định hướng trong phát triển đào tạo nghề Luật sư ở Việt Nam.

1124 Những “lỗ hổng” từ vụ việc của công ty Việt Á / Nguyễn Quang Anh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 30-34 .- 340

Sai phạm nghiêm trọng khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi lớn: Liệu rằng quy định về đấu thầu chỉ định có đang tồn tại lỗ hổng để một số cá nhân lợi dụng trục lợi từ tài sản của Nhà nước? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý ở đâu khi liên tiếp để xảy ra những hành vi sai phạm này? Giải pháp nào để bịt kín những 'lỗ hổng' đấu thầu y tế hiện nay?

1125 Một số vấn đề pháp lý về mua bán nhà ở hình thành trong tương lai / Nguyễn Thị Hồng Nhung // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 35-41 .- 340

Giao dịch mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là giao dịch mang lại nhiều lợi ích cho cả chủ đầu tư và khách hàng. Đối với chủ đầu tư, đây là một kênh huy động vốn mà không phải chịu lãi suất từ khách hàng. Đối với khách hàng thì có thể tham gia ngay từ quá trình xây dựng nhà ở phù hợp với thị hiếu của mình và được trả chậm, trả dần với giá thấp. Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 đã có các quy định về điều kiện bán nhà ở hình thành tương lai, quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ đầu tư với khách hàng và quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng nhưng thực tiễn áp dụng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, còn nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho khách hàng và cả nhà đầu tư.

1126 Mô hình luật sư công ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam / Đỗ Thu Hương // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 23-26 .- 340

Hoạt động trợ giúp pháp lý của các quốc gia trên thế giới hiện nay hầu hết được thực hiện song song bởi mô hình luật sư công và luật sư tư. Trong đó luật sư công vừa đóng vai trò của luật sư, vừa chịu sự quản lý hành chính của nhà nước, do đó có sự đặc thù về hoạt động nghề nghiệp, bên cạnh nghiệp vụ thì luật sư công phải thực hiện các công việc thuộc chức năng của đơn vị sự nghiệp mà mình trực thuộc. Mô hình Luật sư công ở các nước trên thế giới cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Nghiên cứu mô hình này trong bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam có thể giúp đưa ra những kinh nghiệm cần thiết để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, trong đó mấu chốt nhất vẫn là nâng cao năng lực của đội ngũ Luật sư công.

1127 Vai trò của luật sư trong hội nhập quốc tế / Ngô Văn Hiệp // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 27-30 .- 340

Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra ngày một sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Không nằm ngoài xu thế chung đó, việc hội nhập trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Với vị trí trung tâm của thiết chế bổ trợ tư pháp, Luật sư càng có vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế.

1128 Sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19 / Nguyễn Ngọc Bích // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 31-35 .- 340

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề; gây ra những tác động, phần lớn là tiêu cực, tới việc thực hiện các hợp đồng thương mại, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp dịch vụ. Việc áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng nhằm mục đích miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm nghĩa vụ trong bối cảnh dịch bệnh là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Bài viết đề cập đến khái niệm, đặc điểm và cách thức áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19.

1129 Nhận diện khía cạnh pháp lí của “hợp đồng thông minh” dưới góc nhìn của pháp luật hợp đồng Việt Nam / Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 48-63 .- 340

Bài viết chỉ ra rằng hợp đồng thông minh vẫn hoạt động dựa trên nguyên tắc thống nhất ý chí và vẫn cần sự phán quyết của tòa án trong nhiều trường hợp. Bên cạnh đó, hợp đồng thông minh cũng không đủ đột phá để thay thế hoàn toàn hợp đồng truyền thống trong mọi lĩnh vực đời sống vì nhiều lí do, đặc biệt là bởi hợp đồng thông minh thiếu sự linh hoạt. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ chuỗi khối, cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo làm ảnh hưởng của hợp đồng thông minh tới pháp luật hợp đồng truyền thống.

1130 Mua sắm chính phủ trong khuôn khổ WTO – Quá trình phát triển và một số thách thức / Trần Thu Yến // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 89-100 .- 340

Bài viết phân tích những thành tựu và bình luận về các thách thức của WTO trong lĩnh vực mua sắm chính phủ trong bối cảnh các hiệp định thương mại nổi lên, qua đó làm rõ hiệp định thương mại khu vực với những cam kết về mua sắm chính phủ sẽ là động lực phát triển Hiệp định Mua sắm chính phủ trong khuôn khổ WTO.