CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1151 Pháp luật lao động Thụy Điển về bình đẳng giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Hà Thị Hoa Phượng, Nguyễn Thị Minh Huyền // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 82-96 .- 340

Trải qua các giai đoạn lịch sử, Thụy Điển hiện nay là đất nước đứng đầu châu Âu về các chỉ số bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực lao động. Bài viết phân tích các quy định hiện hành của pháp luật lao động Thụy Điển về bình đẳng giới bao quát trên bốn lĩnh vực là tiếp cận việc làm và đào tạo nghề, tiền lương, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

1152 Nguyên tắc có lỗi và cơ sở của những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015 / Nguyễn Văn Hương // .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 15-25 .- 340

Bài viết phân tích nguyên tắc có lỗi trong luật hình sự Việt Nam và những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Từ đó, bài viết chỉ ra một số điểm hạn chế của Bộ luật Hình sự năm 2015 về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự và đề xuất hoàn thiện Bộ luật Hình sự nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả áp dụng những trường hợp này trong thực tiễn.

1153 Hoàn thiện quy định giám hộ cho người chưa thành niên / Nguyễn Văn Hương // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 15-25 .- 340

Quy định về giám hộ cho người chưa thành niên đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định trong quá trình thực hiện pháp luật, điển hình là xét xử các vụ án do người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội. Bài viết phân tích một số vấn đề lí luận về người chưa thành niên, giám hộ cho người chưa thành niên; thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về giám hộ người chưa thành niên; kiến nghị hoàn thiện cơ chế xác định người giám hộ cho người chưa thành niên, đặc biệt là giám hộ của người chưa thành niên từ chối giám hộ và người giám hộ của người chưa thành niên là pháp nhân.

1154 Hoàn thiện quy định giám hộ cho người chưa thành niên góc nhìn từ thực tiễn thi hành pháp luật / Nguyễn Văn Hương // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 26-36 .- 340

Quy định về giám hộ cho người chưa thành niên đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định trong quá trình thực hiện pháp luật, điển hình là xét xử các vụ án do người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội. Bài viết phân tích một số vấn đề lí luận về người chưa thành niên, giám hộ cho người chưa thành niên; thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về giám hộ người chưa thành niên; kiến nghị hoàn thiện cơ chế xác định người giám hộ cho người chưa thành niên, đặc biệt là giám hộ của người chưa thành niên từ chối giám hộ và người giám hộ của người chưa thành niên là pháp nhân.

1155 Nguồn của pháp luật hình sự và vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình sự ở Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hoà // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 11-25 .- 340

Trên cơ sở khái quát lí luận về nguồn của pháp luật hình sự, bài viết phân tích cơ sở lí luận – sự cho phép, cơ sở thực tiễn- sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc mở rộng nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng cho phép các luật khác cũng được quy định tội phạm và khung hình phạt cụ thể trên cơ sở các quy định chung của Bộ luật hình sự cũng như phù hợp với kĩ thuật văn bản của Bộ luật này.

1156 Quyền của phạm nhân nữ theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2019 / Đỗ Thị Phượng // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 26-37 .- 340

Bài viết làm rõ các quy định của pháp luật thi hành án hình sự về quyền của phạm nhân nữ, những khó khăn trong thực tiễn giam giữ và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Thi hành án hình sự 2019 và đảm bảo hiệu quả giam giữ phạm nhân nữ tại Việt Nam hiện nay.

1157 Kiến nghị hoàn thiện quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng / Trương Trọng Hiểu // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 49-57 .- 340

Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự phổ biến, liên quan đến nhiều đối tượng, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Công chứng… Hiện nay, quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong các mâu thuẫn và đưa ra các kiến nghị khắc phục mâu thuẫn,tiến tới sự thống nhất quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

1158 Tổ chức chính quyền địa phương ở các đô thị Việt Nam: Cần thay cơ chế đặc thù bằng luật / Nguyễn Thị Minh Hà, Nguyễn QUang Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 10 (458) .- Tr. 56 – 64 .- 340

Việt Nam áp dụng nhiều cơ chế đặc thù trong tổ chức và quản lý chính quyền địa phương tại đô thị do quan niệm về mô hình quản lý (phân chia đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền) không tính đến các yếu tố đặc thù của địa phương, của đặc điểm nông thôn, đô thị. Bài viết trình bày, phân tích về tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam và đưa ra các kiến nghị nhằm thay thế cơ chế đặc thù bằng một đạo luật điều chỉnh chung về tổ chức chính quyền địa phương tại đô thị.

1159 Hình phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam và mối quan hệ với việc thực hiện khuyến nghị của ủy ban nhân quyền về bãi bỏ hình phạt tử hình / Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Thị Hồng Yến, Lã Minh Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 11 (459) .- Tr. 3 – 10 .- 340

Tác giả phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về án tử hình, đánh giá những yếu tố tác động đến việc duy trì án tử hình của Việt Nam và mối quan hệ giữa việc duy trì án tử hình với việc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban nhân quyền, và đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn các khuyến nghị này.

1160 Xử lý hành vi vi phạm về sao chép, trích dẫn tác phẩm trong nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học / Nguyễn Thị Thu Sương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 11 (459) .- Tr. 24 – 32 .- 340

Vi phạm quyền tác giả về trích dẫn hay sao chép trong hoạt động nghiên cứu khoa học là vấn đề tuy không mới, nhưng chưa bao giờ mất đi tính thời sự. Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã ghi nhận những ngoại lệ khi cho phép các chủ thể khác được sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần xin phép, không phải trả thù lao cho tác giả, nhưng trên thực tiễn hành vi vi phạm vẫn diễn ra rất phổ biến. Bài viết ơhaan tích các quy định của pháp luật về xử lý hành vi vi phạm về sao chép, trích dẫn tác phẩm và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.