CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
981 Khảo sát mức độ biến đổi nucleotide gen E6, E7 và L1 của human papillomavirus type 16 và 18 ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung / Hoàng Xuân Sơn, Vũ Bá Quyết, Nguyễn Vũ Trung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 107-115 .- 610

Nghiên cứu mức độ biến đổi nucleotide gen E6, E7 và L1 của human papillomavirus type 16 và 18 ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Type 16 có 13 biến đổi được tìm thấy ở gen E6; tỷ lệ đột biến cao nhất là T350G với 100%; thấp nhất là A378G 10,9%. Trên gen E7, vị trí có tỷ lệ đột biến cao nhất là C578T ở với 60,9% và thấp nhất là A739G với 13,0%. Trên gen L1 xác định được 40 đột biến, trong đó đột biến G7060A chiếm tỷ lệ cao nhất là 80,4%. Type HPV 18, ở gen E6 xuất hiện 14 đột biến, tỷ lệ cao nhất là G532T với 41,2%. Trên gen E7 tìm thấy 6 đột biến C894T và C898T chiếm tỷ lệ 47,1%, có 24 đột biến tìm thấy ở gen L1, đột biến cao nhất xuất hiện ở vị trí G5612T với 17,6%.

982 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm tái diễn ở người bệnh nội trú tại cơ sở sức khỏe tâm thần / Vũ Sơn Tùng, Nguyễn Văn Tuấn, Eric Hahn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 116-123 .- 610

Trình bày đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm tái diễn ở người bệnh nội trú tại cơ sở sức khỏe tâm thần. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần hay gặp trong tâm thần học, được đặc trưng bởi sự ức chế toàn bộ các mặt hoạt động tâm thần (về cảm xúc, hành vi, tư duy). Các triệu chứng chính của trầm cảm gặp ở phần lớn người bệnh, hay gặp nhất là giảm năng lượng, tăng mệt mỏi (99%). Các triệu chứng phổ biến hay gặp là rối loạn giấc ngủ (95,8%), rối loạn ăn uống (83,3%), giảm tập trung chú ý (83,3%). Triệu chứng cơ theer hay gặp nhất là mất quan tâm ham thích những hoạt động thường ngày (91,7%). Lo âu (79,2%) và đau (53,1%) thường đi kèm với trầm cảm. Nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng với triệu chứng chính, phổ biến, cơ thể và các triệu chứng khác, đặc biệt là đau và lo âu.

983 Đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 – 72 tháng tại thành phố Cần Thơ / Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Phan Việt Hưng, Võ Văn Thi, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 124-135 .- 610

Nhằm phân tích đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 – 72 tháng tại thành phố Cần Thơ. Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phát triển phức tạp của não bộ, thuật ngữ “phổ” chỉ sự đa dạng về triệu chứng và mức độ của rối loạn với tỷ lệ mắc khoảng 1%-2% dân số. Phụ huynh là người phát hiện đầu tiên qua 2 triệu chứng chậm nói và giảm tiếp xúc mắt chủ yếu ở giai đoạn 18-24 tháng, tuổi chẩn đoán trung bình là 31,7+-8,3 tháng, với 59,4% trẻ nặng. Nhóm trẻ <36 tháng khiếm khuyết giao tiếp và tương tác xã hội nhiều nhất, nhóm trẻ 48-72 tháng có hành vi, lời nói lặp đi lặp lại nhiều nhất và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm 36-48 tháng có điểm CARS cao nhất với 40,24+-8,08 và xu hướng giảm dần ở nhóm trẻ lớn hơn. Cần hướng dẫn phụ huynh nhận biết dấu hiệu giảm tiếp xúc mắt và chậm nói để phát hiện sớm rối loạn, nên sử dụng các triệu chứng đặt trưng theo nhóm tuổi để xây bộ câu hỏi sàng lọc sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

984 Xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời tiếng Việt cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi / Phạm Tiến Dũng, Cao Minh Thành, Nguyễn Văn Lợi // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 136-143 .- 610

Nghiên cứu xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời tiếng Việt cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Bảng thử từ 1 âm tiết gồm 10 nhóm, mỗi nhóm có 25 từ đơn tiết bao gồm 7 từ âm sắc thấp, 11 từ âm sắc trung, 7 từ âm sắc trung được xây dựng trên cơ sở từ có tần suất hiện cao, cân bằng về nguyên âm, phụ âm đầu. Bảng từ thử 2 âm tiết gồm 10 nhóm, mỗi nhóm có 10 từ 2 âm tiết bao gồm 3 từ có âm sắc thấp, 4 từ có âm sắc trung, 3 từ có âm sắc cao được xây dựng trên cơ sở từ 2 âm tiết có tần suất xuất hiện cao và 2 âm tiết trong 1 từ có nguyên âm cùng nhóm âm sắc. Bảng từ thử 1 âm tiết và 2 âm tiết có thể đưa vào thử nghiệm trên lâm sàng để khẳng định tính cân bằng, ổn định, tin cậy về mặt thính học qua đó làm cơ sở để áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng.

985 Phân lập tế bào ung thư từ khối u và dịch ổ bụng của bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng / Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Văn Đô, Trần Ngọc Dũng, Nguyễn Lĩnh Toàn, Ngô Thu Hằng, Đặng Thành Chung // .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 144-153 .- 610

Nhằm phân lập tế bào ung thư từ khối u và dịch ổ bụng của bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng. Nghiên cứu đã thành công trong việc phân lập, tăng sinh tế bào ung thư biểu mô buồng trứng từ bệnh nhân. Các dòng tế bào ung thư biểu mô phân lập từ bệnh nhân trải qua 4 pha của quá trình tăng trưởng gồm pha chậm, pha tăng trưởng, pha duy trì và pha thoái triển. Có 16% mẫu đạt được sự phát triển ổn định và tăng sinh, còn lại các mẫu bị thoái triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dòng tế bào phân lập từ ung thư biểu mô typ thanh dịch độ cao và hình thái tế bào phân lập dạng biểu mô có sự tăng sinh tốt hơn. Biểu hiện cụ thể CD46 trên màng tế bào u cho thấy các tế bào sau phân lập mang đặc điểm miễn dịch của tế bào ung thư.

986 Nồng độ NT-ProBNP huyết tương ở trẻ em khỏe mạnh / Ngô Anh Vinh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 18-24 .- 610

Nghiên cứu nhằm xác định nồng độ NT-ProBNP huyết tương ở trẻ em khỏe mạnh. NT-ProBNP là peptid lợi niệu natri týp B có 76 acid amin được bài tiết chủ yếu từ cơ tâm thất và được đào thải chủ yếu qua thận. NT-ProBNP được phóng thích do sự gia tăng áp lực cũng như thể tích của buồng tim đặc biệt là tâm thất trái. Để đánh giá được sự biến đổi nồng độ NT-ProBNP trong các bệnh lý tim mạch ở trẻ em thì cần phải biết được sự thay đổi của chỉ số này trong các giai đoạn phát triển bình thường của trẻ. Kết quả cho thấy nồng độ NT-ProBNP ở trẻ em khỏe mạnh có tương quan nghịch so với tuổi và không phụ thuộc vào giới tính.

987 Nghiên cứu đa hình đơn nucleotide rs36084323 của gen PDCD-1 ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính / Ngọ Thị Uyên, Nghiêm Xuân Hoàn, Tạ Thành Văn, Phạm Thị Minh Huyền, Đào Phương Giang, Đặng Thị Ngọc Dung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 25-35 .- 610

Trình bày nghiên cứu đa hình đơn nucleotide rs36084323 của gen PDCD-1 ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Đa hình đơn nucleotide (SNP) của gen PDCD-1 được cho là có liên quan đến sự thay đổi phiên mã PD-1 là phối tử quan trọng tham gia ức chế kiểm soát miễn dịch tế bào T vì vậy có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý bệnh của bệnh viêm gan B mạn tính. Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, là hai nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của các bệnh nhân viêm gan B mạn tính, đáng chú ý là tỉ lệ xơ gan và ung thư gan ngày càng gia tăng làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho các quốc gia trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, SNP rs36084323 của gen PDCD-1 không liên quan đến nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B và không làm tăng nguy cơ tiến triển viêm gan B mạn tính thành ung thư gan.

988 Đặc điểm kiểu hình của cơn cấp rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chu trình ure tại Bệnh viện Nhi Trung Ương / Nguyễn Việt Hùng, Vũ Chí Dũng, Nguyễn Ngọc Khánh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 36-41 .- 610

Mô tả đặc điểm kiểu hình của cơn cấp rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chu trình ure tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Rối loạn chuyển hoá chu trình ure là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng amoniac trong máu tăng cao do thiếu hụt các enzym cần thiết trong quá trình chuyển hóa ure. Cơn cấp rối chuyển hóa của chu trình ure có thể gặp ở mọi lứa tuổi và triệu chứng biểu hiện của hội chứng não cấp. Việc xét nghiệm thường quy amoniac máu là cần thiết đối với tất cả các bệnh nhân có biểu hiện hội chứng não cấp để tránh chẩn đoán muộn và giảm tỉ lệ tử vong và di chứng.

989 Sự phân bổ các chủng human papillomavirus (HPV) trong ung thư vòm họng / Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Chủ, Phạm Lê Anh Tuấn, Tạ Thành Đạt, Nguyễn Hoàng Việt // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 42-49 .- 610

Trình bày sự phân bổ các chủng human papillomavirus (HPV) trong ung thư vòm họng. Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư phổ biến có tỉ lệ tử vong cao ở Việt Nam. Sự lây nhiễm của human papillomavirus (HPV) đã được chứng minh là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây nên loại hình ung thư này. Nghiên cứu sàng lọc các chủng của HPV liên quan tới ung thư vòm họng bằng kỹ thuật Nested – PCR và phương pháp giải trình tự gen Sanger nhằm xác định vai trò của HPV đối với ung thư vòm họng. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trong việc hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị ung thư vòm họng phù hợp với người Việt Nam.

990 Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp tại viện tim mạch Việt Nam 2020 / Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 50-59 .- 610

Phân tích tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp tại viện tim mạch Việt Nam 2020. Suy tim cấp tính là nguyên nhân đầu tiên của việc nhập viện ở người cao tuổi ở các nước phương Tây, mặc dù có những tiến bộ trong điều trị về y tế và thiết bị những vấn có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Suy tim cấp đại diện cho một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, gánh nặng tài chính lớn và thách thức đối với nghiên cứu tim mạch hiện tại. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp ảnh hưởng đến việc điều trị và phương pháp nuôi dưỡng trong thời gian nằm viện. Cần chú ý đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn, gián đoạn nuôi dưỡng để có biện pháp can thiệp kịp thời.