CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
81 Ứng dụng kỹ thuật Immunoblot (ANA 23 Profile) trong xét nghiệm phát hiện tự kháng thể trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống / Đỗ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thảo Nhi // .- 2024 .- Tập 66 - Số 6 - Tháng 6 .- Tr. 58-62 .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ một số tự kháng thể trong bệnh xơ cứng bì hệ thống (XCBHT) bằng kỹ thuật Immunoblot (ANA 23 Profile). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 57 bệnh nhân được chẩn đoán xác định XCBHT theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu (ACR/EULAR) năm 2013 và được làm xét nghiệm tìm tự kháng thể bằng kỹ thuật Immunoblot (ANA 23 Profile) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

82 Mối liên quan giữa đột biến gen BRAF V600E với một số đặc điểm tiến triển trong ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú ≤1,5 cm / Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Trang, Phạm Văn Tuyến, Phạm Cẩm Phương, Nguyễn Thuận Lợi, Đào Thị HuyềnTrang, Dương Danh Bộ, Hoàng Xuân Cường, Biện Văn Hoàn // .- 2024 .- Tập 66 - Số 6 - Tháng 6 .- Tr. 63-66 .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ một số tự kháng thể trong bệnh xơ cứng bì hệ thống (XCBHT) bằng kỹ thuật Immunoblot (ANA 23 Profile). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 57 bệnh nhân được chẩn đoán xác định XCBHT theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu (ACR/EULAR) năm 2013 và được làm xét nghiệm tìm tự kháng thể bằng kỹ thuật Immunoblot (ANA 23 Profile) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

83 Thử nghiệm đánh giá an toàn và tác dụng của sản phẩm bào tử lợi khuẩn Bacillus trên trẻ em tiêu chảy kéo dài / Đặng Thuý Hà, Trần Minh Điển, Phùng Thị Bích Thuỷ, Nguyễn Thị Việt Hà, Bùi Thị Phương Anh, Lương Thị Minh, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Ngọc Hồng, Lê Thị Hương, Nguyễn Văn Ngoan, Nguyễn Minh Hằng, Trịnh Thị Hương, Bùi Thị Huyền, Võ // .- 2024 .- Tập 66 - Số 6 - Tháng 6 .- Tr. 73-80 .- 610

Tiêu chảy kéo dài (TCKD) ở trẻ dưới 24 tháng tuổi cho đến nay vẫn đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng, để đánh giá hiệu quả của 2 loại probiotic dạng bào tử lợi khuẩn Bacillus, gồm LiveSpo CLAUSY chứa B. clausii 2 tỷ CFU/ống 5 ml; LiveSpo DIA30 chứa B. subtilis, B. clausii và B. coagulans 5 tỷ CFU/ ống 5 ml, trong hỗ trợ điều trị cho trẻ em bị TCKD. Trẻ được phân nhóm ngẫu nhiên vào nhóm chứng (sử dụng nước RO) và 2 nhóm thử nghiệm là Clausy (sử dụng LiveSpo CLAUSY) và Dia30 (sử dụng LiveSpo DIA30), n=30/nhóm. Cả 3 nhóm đều được điều trị theo phác đồ thường quy tại bệnh viện bổ sung giả dược hay probiotic ở liều cao lên tới 4-6 ống/ngày.

84 Giá trị của định lượng tín hiệu MRI 3.0T trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt / Nguyễn Đình Minh, Vũ Ngọc Dương // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 1-8 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên định lượng tín hiệu cộng hưởng từ 3 tesla (MRI 3.0T) để phân biệt ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) và và các tổn thương lành tính. Nghiên cứu trên 84 bệnh nhân có PSA tăng > 4 ng/ml được chụp MRI 3.0 và sinh thiết tuyền tiền liệt qua siêu âm trực tràng có kết quả giải phẫu bệnh, từ tháng 1/2023 - 10/2023 tại Bệnh viện Việt Đức.

85 Mức độ đề kháng và tỉ lệ vi khuẩn dai dẳng với colistin của các chủng Klebsiella pneumoniae / Nguyễn Khắc Tiệp, Thân Thị Dung Nhi, Phạm Hồng Nhung // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 9-16 .- 610

247 chủng Klebsiella pneumoniae phân lập từ Trung tâm Hồi sức tích cực (HSTC) - Bệnh viện Bạch Mai năm 2019 - 2021 được xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) colistin bằng phương pháp vi pha loãng.

86 Phân tích một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch được nhập viện điều trị lần đầu tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID -19 / Nguyễn Đức Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Hoài Thu // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 17-23 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm một số chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại thời điểm nhập Khoa hồi sức tích cực và mối liên quan giữa chúng với tình trạng nặng của bệnh nhân. Nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 384 bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19.

87 Mức độ nhạy cảm với kháng sinh mới imipenem/relebactam của các chủng Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa kháng carbapenem / Phạm Hồng Nhung, Nguyễn Thị Vân Anh // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 24-31 .- 610

38 chủng Klebsiella pneumoniae sinh carbapenemase nhóm A và 42 chủng Pseudomonas aeruginosa sinh carbapenemase nhóm A hoặc đề kháng carbapenem theo cơ chế không sinh carbapenemase phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2024 được xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) imipenem/relebactam bằng phương pháp Etest.

88 Dấu ấn sinh học mới trong phát hiện sớm biến chứng thận do đái tháo đường / Hồ Thị Bảo Châu // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 32-42 .- 610

Gánh nặng toàn cầu về bệnh thận đái tháo đường ngày càng gia tăng và đây vẫn là nguyên nhân chính gây ra bệnh thận giai đoạn cuối. Mặc dù, có những tiến bộ lớn trong điều trị bệnh thận và đái tháo đường, các công cụ chẩn đoán lâm sàng cổ điển trong bệnh thận đái tháo đường vẫn chưa đầy đủ và toàn diện. Microalbumin niệu là dấu hiệu sớm của bệnh thận đái tháo đường và được sử dụng như một xét nghiệm thường quy trong sàng lọc, nhưng tổn thương thận vẫn có thể xảy ra ngay cả khi không có sự xuất hiện của microalbumin niệu. Các hạn chế về giá trị chẩn đoán và tiên lượng của microalbumin niệu chứng tỏ sự cần thiết của các dấu ấn sinh học mới có thể thay thế và có ý nghĩa lâm sàng, cho phép điều trị bệnh đái tháo đường có mục tiêu và hiệu quả hơn, nhằm giảm gánh nặng của bệnh thận do đái tháo đường. Do đó, tổng quan này tập trung vào các dấu ấn sinh học giúp phát hiện sớm, đặc biệt với hy vọng mở rộng cửa sổ chẩn đoán để xác định bệnh nhân ở các giai đoạn tiến triển bệnh thận do đái tháo đường khác nhau.

89 Nhiễm trùng do các trực khuẩn Gram âm thường gặp tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 / Phạm Hồng Nhung, Nguyễn Tuấn Linh // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 43-51 .- 610

Nhiễm trùng do các trực khuẩn Gram âm đa kháng tại Trung tâm Hồi sức tích cực là vấn đề đáng quan ngại. Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định vai trò của căn nguyên trực khuẩn Gram âm gây bệnh và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng trong năm 2023. A. baumannii, K. pneumoniae và P. aeruginosa là các căn nguyên gây bệnh hàng đầu, chiếm 49,7% tổng số căn nguyên phân lập được. Các trực khuẩn này đều có mức độ nhạy cảm với các kháng sinh thấp kể cả với kháng sinh mới như ceftazidime/avibactam. Nghiên cứu cung cấp dữ liệu giúp các bác sĩ lâm sàng có thể lựa chọn được kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm phù hợp cho các nhiễm trùng do một số nhóm trực khuẩn Gram âm có nguy cơ kháng carbapenem khi chưa có kết quả kháng sinh đồ.

90 Đặc điểm lâm sàng, vi sinh của nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Nguyễn Thị Hà, Tạ Anh Tuấn, Phạm Hồng Nhung // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 52-60 .- 618

Nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus là một trong các bệnh nhiễm trùng thường gặp và quan trọng ở trẻ em. Panton -Valentine Leukocidin (PVL) là độc tố của Staphylococcus aureus có khả năng gây hoại tử mô và phá huỷ bạch cầu, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh và làm giảm đáng kể hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 145 trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 09/2022 tới tháng 09/2023 bằng phương pháp mô tả tiến cứu loạt ca bệnh với mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, kháng sinh đồ và xác định tỷ lệ chủng Staphylococcus aureus mang gen pvl gây nhiễm khuẩn huyết trẻ em.