CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
101 Huyết thanh chẩn đoán Mycoplasma pneumoniae ở các bệnh nhân hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc / Trần Thị Huyền, Nguyễn Thị Hà Vinh, Phạm Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Thanh Thùy, Quách Thị Hà Giang, Lê Huyền My, Lê Hữu Doanh // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 80-89 .- 610
Mycoplasma pneumoniae (M. pneumoniae) không chỉ gây bệnh ở phổi mà còn gây các biểu hiện ở da-niêm mạc. Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được tiến hành trên 54 bệnh nhân hồng ban đa dạng (erythema multiforme-EM), 30 bệnh nhân hội chứng Steven-Johnson (Stevens-Jonhson syndrome-SJS)/hoại tử thượng bì nhiễm độc (toxic epidermal necrolysis-TEN) và 30 người khỏe mạnh nhằm xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với M. pneumoniae và mối liên quan của vi khuẩn này với đặc điểm lâm sàng.
102 Nồng độ 25-Hydroxyvitamin D huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhi viêm phổi tại Bệnh viện E / Chu Thị Thanh Hoa, Trương Văn Quý, Ninh Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Thuý Hồng // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 90-97 .- 610
Khảo sát nồng độ 25(OH)D huyết thanh ở trẻ mắc viêm phổi và một số yếu tố liên quan, nhận xét mối liên quan giữa nồng độ 25(OH)D với mức độ nặng của viêm phổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 93 bệnh nhi từ 01 tháng đến 60 tháng tuổi mắc viêm phổi điều trị tại Khoa Nội Nhi tổng hợp - Bệnh viện E từ tháng 5/2023 đến tháng 6/2024.
103 Xác định chỉ số đường huyết của bánh quy có bổ sung vỏ đậu xanh / Đào Thị Yến Phi, Trần Quốc Cường, Đoàn Thị Ánh Tuyết, Lê Hoàng Hạnh Nghi, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Lê Quỳnh Như, Phạm Trần Thiên Nhân, Thị Kim Thoa Đoàn, Đinh Xuân Nguyệt Anh, Phạm Minh Châu // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 98-105 .- 610
Nghiên cứu xác định chỉ số đường huyết (GI) của hai loại bánh quy bổ sung vỏ đậu xanh từ hai nguồn nguyên liệu khác nhau. Nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định chỉ số GI của thực phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN10036:2013 thực hiện trên 11 đối tượng trưởng thành khỏe mạnh.
104 So sánh kết quả tạo phôi trong thụ tinh ống nghiệm giữa phác đồ kích thích buồng trứng có mồi Progestin và GNRH-Antagonist tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh / Đỗ Thị Thu Trang, Đỗ Tuấn Đạt, Lê Hoàng, Giáp Thị Mai Phương, Phí Thị Tú Anh, Lê Đức Thắng, Nguyễn Phúc Hiếu, Phạm Thị Anh // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 106-113 .- 610
Nghiên cứu hồi cứu 730 phụ nữ vô sinh thực hiện IVF, gồm hai nhóm: nhóm sử dụng PPOS với dydrogesterone (n = 365) và nhóm sử dụng GnRH-ant (n = 365), nhằm so sánh hiệu quả của hai phác đồ kích thích buồng trứng. Kết quả không có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm cơ bản (tuổi, BMI, AMH, AFC) giữa hai nhóm nghiên cứu. Số lượng phôi ngày 3 chất lượng tốt (4,85 ± 3,8 vs 4,89 ± 3,52), số lượng noãn, noãn trưởng thành (MII), phôi ngày 3 và phôi nang thu được là tương đương giữa hai nhóm PPOS và GnRH-ant. Tổng liều FSH không có sự khác biệt. Tuy nhiên, nồng độ estradiol vào ngày tiêm hCG ở nhóm PPOS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm GnRH-ant. Không ghi nhận trường hợp OHSS từ mức độ trung bình đến nặng ở cả hai nhóm.
105 Thực trạng người mang vi khuẩn đường ruột kháng Carbapenem ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình / Bùi Thị Thu Hường, Trần Minh Châu // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 114-121 .- 610
Vi khuẩn kháng kháng sinh đang trở thành một vấn đề nguy cấp toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển của vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem (CRE). Nghiên cứu theo dõi dọc được thực hiện trên 183 bệnh nhân nội trú tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 8/2023 đến tháng 7/2024.
106 Tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ 5 - 10 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương / Hoàng Tuấn Thành, Nguyễn Thị Trang Nhung, Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Thị Thuý Hồng // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 122-130 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trên 231 trẻ độ tuổi 5 - 10 tuổi đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024.
107 Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ và hai lỗ ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm tại Bệnh viện Phổi Trung ương / Đinh Văn Lượng, Lê Tú Linh, Đặng Duy Đức, Nguyễn Trung Thành, Hoàng Thị Bích Việt, Vũ Quý Dương // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 131-139 .- 610
Phẫu thuật nội soi là được xem là tiêu chuẩn vàng cho điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu 465 bệnh nhân ung thư phổi không tế bảo nhỏ giai đoạn sớm, được phẫu thuật nội soi cắt u phổi từ năm 06/2016 đến năm 12/2023.
108 Rối loạn chuyển hóa Glucose ở bệnh nhi béo phì / Đặng Thị Kim Giang, Nguyễn Ngọc Khánh // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 140-146 .- 610
Béo phì là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức trong mô mỡ và các tổ chức khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; trong đó có tình trạng kháng insulin và rối loạn chuyển hóa glucose. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 437 trẻ từ 5 - 18 tuổi chẩn đoán béo phì tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2023 đến tháng 6/2024 bằng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu với mục tiêu: Mô tả tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose ở bệnh nhi béo phì.
109 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ mắc viêm phổi tại Bệnh viện E / Đậu Xuân Đại, Đỗ Thị Kính, Trương Văn Quý, Phạm Thu Nga, Nguyễn Thị Thuý Hồng // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 147-154 .- 610
Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ mắc viêm phổi và một số yếu tố liên quan, nhận xét mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và mức độ nặng của viêm phổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 196 trẻ từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi mắc viêm phổi điều trị tại Khoa Nội Nhi tổng hợp - Bệnh viện E từ tháng 5/2023 đến tháng 6/2024.
110 Xác định nồng độ Granulysin trong huyết thanh của bệnh nhân hồng ban cố định nhiễm sắc / Bùi Thị Thu Hương, Trần Thị Huyền // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 155-163 .- 610
Hồng ban cố định nhiễm sắc (fixed drug eruption, FDE) là một loại phản ứng thuốc có biểu hiện ở da, niêm mạc, đặc biệt tái phát ở cùng một vị trí (cố định) hoặc thêm vị trí mới khi tiếp xúc lại với thuốc. Cơ chế bệnh sinh của FDE có thể liên quan tới các tế bào TCD8+ và các protein gây độc của nó như granulysin. Nghiên cứu mô tả cắt ngang này nhằm xác định nồng độ huyết thanh granulysin bằng phương pháp ELISA và phân tích mối tương quan với một số đặc điểm lâm sàng. Sử dụng Mann-Whitney U test để so sánh nồng độ granulysin huyết thanh của hai nhóm FDE và nhóm người khỏe mạnh, Spearman rank correlation test để đánh giá sự tương quan.