CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
631 Giá trị tiên lượng của nồng độ lactat máu trên bệnh nhân phẫu thuật van tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể / Đỗ Thị Thu Trang, Dương Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Quốc Đạt // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 256-265 .- 610
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu giá trị tiên lượng của nồng độ lactat máu trên bệnh nhân phẫu thuật van tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. Nghiên cứu được thực hiện trên 348 bệnh nhân với tuổi trung bình là 54,9 ± 11,7; Euroscore II (%) trung bình là 4,07 ± 6,27.
632 Tác dụng chống đông của viên hoàn Huyết phủ trục ứ hoàn trên thực nghiệm / Đặng Công Thái, Trịnh Hoài Nam, Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Thị Thanh Loan, Phạm Thị Vân Anh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 275-281 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống đông của viên hoàn mềm Huyết phủ trục ứ hoàn trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid ở chuột cống trắng chủng Wistar. Chuột được uống thuốc thử liều 0,72 viên/kg/ngày và thuốc chứng dương rivaroxaban liều 3 mg/kg/ngày trong 7 ngày liên tục. Hai giờ sau khi uống thuốc thử lần cuối cùng, chuột được gây mô hình đông máu bằng cách tiêm tĩnh mạch đuôi chuột lipopolysaccharid liều 3 mg/kg. Chuột cống ở các lô nghiên cứu được lấy máu vào thời điểm 4 giờ sau khi gây mô hình để đánh giá các chỉ số nghiên cứu bao gồm số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen, thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT).
633 Căng thẳng ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế và trạm y tế phường/xã ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 và các yếu tố nghề nghiệp liên quan / Bùi Hồng Cẩm, Ngô Thị Thùy Dung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 282-290 .- 610
Nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, mô hình bệnh tật thay đổi, cũng như sự xuất hiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khối lượng công việc lớn và những nguy hại của đặc thù nghề nghiệp - những điều này có thể khiến cho nhân viên y tế bị căng thẳng. Nghiên cứu cắt ngang trên 272 nhân viên y tế tại trung tâm y tế và trạm y tế phường/xã ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 nhằm mô tả tỷ lệ căng thẳng và các yếu tố nghề nghiệp liên quan.
634 Đặt thể hang nhân tạo loại 3 mảnh điều trị rối loạn cương nặng sau chấn thương gãy khung chậu phức tạp: Báo cáo ca lâm sàng / Trương Hoàng Minh, Ngô Quang Trung, Nguyễn Thanh Quang, Trần Lê Duy Anh, Trần Phúc Hòa, Lê Thị Nghĩa, Trần Thanh Phong // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 318-324 .- 610
Báo cáo trường hợp lâm sàng, bệnh nhân nam Phan Văn B, 33 tuổi chẩn đoán rối loạn cương nặng kèm theo hẹp niệu đạo sau chấn thương khung chậu do tai nạn giao thông và đã trải qua nhiều lần phẫu thuật niệu đạo. Bệnh nhân được phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo loại 3 mảnh tại Bệnh viện Nhân Dân 115. 3 tháng sau phẫu thuật, dụng cụ thể hang nhân tạo hoạt động tốt, bệnh nhân phục hồi chức năng cương để đạt quan hệ tình dục thỏa mãn. Cả bệnh nhân và bạn tình đều cảm thấy hài lòng về đời sống tình dục.
635 Phát hiện đột biến gen COL1A1 ở người bệnh tạo xương bất toàn sử dụng giải trình tự thế hệ mới: Ca lâm sàng / Nguyễn Thị Thu Hương, Tống Minh Sơn, Vũ Chí Dũng, Trần Vân Khánh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 325-329 .- 610
Bệnh lý tạo xương bất toàn (Osteogenesis Imperfecta) là một rối loạn mô liên kết di truyền, đặc trưng bởi xương dễ gãy, giảm tỉ trọng xương và tầm vóc thấp. Nguyên nhân chính chiếm tới hơn 90% các ca lâm sàng của bệnh tạo xương bất toàn đến từ các đột biến gen COL1A1 (OMIM 120150) và COL1A2 (OMIM 120160), mã hóa chuỗi apha 1 và alpha 2 của collagen typ 1 - một protein quan trọng của xương. Chúng tôi trình bày một ca lâm sàng được chẩn đoán mắc tạo xương bất toàn typ III đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới (NGS) được áp dụng để phát hiện đột biến.
636 Chẩn đoán và điều trị viêm tụy cấp do tụy đôi bằng đặt stent ống tụy qua nội soi mật tụy ngược dòng: Nhân 1 ca lâm sàng / Đậu Quang Liêu, Trần Duy Hưng, Ngô Gia Mạnh, Doãn Trung San, Trần Ngọc Ánh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 330-334 .- 610
Tụy phân đôi là bất thường bẩm sinh xảy ra ở 4 - 14% dân số. Tỷ lệ viêm tụy cấp ở tụy phân đôi dao động từ 25 - 38%, thường tái phát nhiều đợt. Tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tiếp nhận bệnh nhân nữ 57 tuổi vào viện vì đau bụng thượng vị. Bệnh nhân có tiền sử viêm tụy cấp > 10 lần. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp Balthazar D - tụy phân đôi. Bệnh nhân được can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) đặt stent ống tuy. Sau can thiệp theo dõi sau 6 tháng bệnh nhân không xuất hiện tình trạng viêm tụy cấp.
637 Công cụ chỉnh sửa gene mới sẽ cải thiện nhược điểm của CRISPR / Đặng Xuân Thắng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 51-53 .- 610
CRISPR được viết tắt từ những chữ cái đầu của cụm từ Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats (nhóm các đoạn ngắn đối xứng lặp lại thường xuyên). CRISPR được phát hiện lần đầu tiên ở trong vi khuẩn và vi khuẩn cổ năm 1987. Năm 2012, các nhóm nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) và Đại học Umea (Thụy Điển) đã đề xuất dùng CRISPR như một công cụ chỉnh sửa gene “có thể lập trình”. Năm 2015, Tạp chí Science bầu chọn CRISPR là công nghệ khoa học quan trọng nhất, khởi đầu kỷ nguyên công nghệ sinh học mới, giúp chỉnh sửa thông tin di truyền của mọi tế bào một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, CRISPR vẫn chưa phải là một công nghệ hoàn hảo. Công cụ chỉnh sửa gene mới có tên “Prime editing” mới được giới thiệu gần đây hứa hẹn sẽ khắc phục những nhược điểm của CRISPR truyền thống.
638 Chuẩn bị phẫu thuật cho bệnh nhân có tiền sử nhiễm COVID-19 / Phan Thùy Chi, Nguyễn Hữu Tú // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 158-163 .- 610
Tính đến tháng 10/2022, trên toàn thế giới đã có đến 621 triệu bệnh nhân (BN) nhiễm COVID-19, 6,56 triệu BN tử vong. Nhờ có sự phát triển của vắc xin và sự xuất hiện của biến chủng Omicron, tiên lượng của các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã được cải thiện. Tuy vậy, hội chứng hậu COVID-19 vẫn được quan sát thấy ở nhiều BN với thời gian kéo dài. COVID-19 cũng đã được chứng minh là gây tổn thương đa cơ quan. Nếu những BN có tiền sử nhiễm COVID được chỉ định phẫu thuật thì quá trình chuẩn bị BN có gì cần phải chú ý và nên tiến hành như thế nào? Chúng tôi tiến hành tìm hiểu trên y văn về hướng dẫn chuẩn bị mổ cho BN có tiền sử nhiễm COVID-19, các điểm được thống nhất bao gồm: chờ phẫu thuật từ 4 - 8 tuần sau giai đoạn cấp, chỉ phẫu thuật khi BN không còn triệu chứng, cần tiêm vaccine nhắc lại trước giai đoạn phẫu thuật và cần chú ý đặc biệt đến các biến chứng phổi và biến chứng đông máu.
639 Tổng quan nghiên cứu: Đặc điểm kháng levofloxacin về kiểu hình và kiểu gen của Helicobacter pylori giai đoạn 2012 - 2022 / Trần Thị Như Lê, Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Vũ Trung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 1-11 .- 610
Hiện nay tình trạng Helicobacter pylori kháng levofloxacin là một thách thức lớn trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Xét nghiệm kiểu hình và kiểu gen là hai xét nghiệm cơ bản đánh giá được tình trạng kháng levofloxacin của Helicobacter pylori. Tổng quan nghiên cứu này ghi nhận tỉ lệ kháng levofloxacin kiểu hình 38,4% (95%CI: 28,1% - 49,9%), tỉ lệ kháng levofloxacin về kiểu gen là 35,9% (95%CI: 28,6% - 44%) trong giai đoạn 2012 - 2022. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa xét nghiệm kiểu hình và xét nghiệm kiểu gen trong việc xác định sự đề kháng levofloxacin của Helicobacter pylori được ghi nhận 10/13 nghiên cứu.
640 Nồng độ ức chế tối thiểu và mức độ dai dẳng kháng sinh với vancomycin của các chủng Staphylococcus aureus / Mai Thị Trang, Nguyễn Khắc Tiệp, Phạm Hồng Nhung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 12-18 .- 610
213 chủng Staphylococcus aureus phân lập trong bệnh phẩm máu và catheter tại Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 02/2022 đến 08/2022 được xác định giá trị MIC (minimum inhibitor concentration) với vancomycin bằng phương pháp vi pha loãng. Kết quả cho thấy, có 61,4% số chủng là MRSA. Giá trị MIC với vancomycin nằm trong khoảng từ 0,25 µg/ml đến 1 µg/ml. Không ghi nhận trường hợp nào đề kháng với vancomycin. Có 128 chủng có MIC bằng 1, chiếm tỉ lệ 60,1%. 52 chủng được chọn ngẫu nhiên để làm thử nghiệm dai dẳng kháng sinh. Kết quả cho thấy, các chủng đều có tỉ lệ dai dẳng kháng sinh rất cao. Không có sự khác biệt về tỉ lệ dai dẳng kháng sinh giữa 2 nhóm S. aureus có MIC bằng 1 và MIC bằng 0,5.