CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
1891 Bước đầu đánh giá hiệu quả và an toàn của sacubitril/valsartan ở các bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm / Nguyễn Thanh Huân, Lê Quốc Hưng, Trần Thị Mỹ Liên // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 169 - 173 .- 610
Sacubitril/valsartan, một thuốc ức chế neprilysin-thụ thể angiotensin thế hệ đầu tiên, đã được khuyến cáo sử dụng như một liệu pháp mới trong điều trị các bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm. Các khuyến cáo này dựa trên kết quả của nghiên cứu PARADIGM-HF. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát việc sử dụng thuốc mới này tại Việt Nam và đánh giá hiệu quả và an toàn của sacubitril/valsartan ở các bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm.
1892 Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ dci trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Thống Nhất / Lê Xuân Long, Nguyễn Hữu Huỳnh Hải // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 169 - 173 .- 610
Bài viết đánh giá kết quả và tính an toàn của phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo DCI. Kết quả Nam 53,61%, nữ 46,39%. Tuổi trung bình 61 ± 7. Có 70,1% bệnh nhân được mổ 1 tầng, 29,9% bệnh nhân được mổ 2 tầng. Các bệnh lý kèm theo gồm tiểu đường chiếm 49,48%, THA chiếm 60,92%. Không có trường hợp nào nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân được theo dõi định kì 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng với tỉ lệ tuân thủ 46,39% và đánh giá theo bảng đánh giá mức độ phục hồi JOA và NDI.
1893 Giới thiệu phương pháp bơm rửa xoang qua lỗ thông tự nhiên bằng kim đầu tù để điều trị bệnh lý viêm xoang tại bệnh viện Thống Nhất / Nguyễn Vĩnh Phước, Lê Nhật Vinh, Bùi Thị Kim Dung // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 184 - 189 .- 610
Tiếp tục hoàn thiện hơn các kỹ thuật điều trị tại chỗ viêm mũi xoang trước đây nhằm đem lại sự an toàn và hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính, bài viết giới thiệu phương pháp bơm rửa xoang qua lỗ thông tự nhiên bằng kim đầu tù tại bệnh viện Thống Nhất.
1894 31-nc1077 đánh giá độ ổn định ngắn hạn mẫu nước tiểu giả định dùng trong ngoại kiểm tổng phân tích nước tiểu / Lê Thành Hoàng, Vũ Quang Huy, Trần Thiện Trung // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 200 - 203 .- 610
Bài viết xác định độ ổn định ngắn hạn của mẫu nước tiểu giả định ứng dụng trong ngoại kiểm tổng phân tích nước tiểu trong điều kiện vận chuyển thực tế.
1895 Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại khoa hô hấp bệnh viện Thống Nhất / Ngô Thế Hoàng, Bùi Văn Long, Lê Thị Điệp, Vũ Thu Hà // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 163 - 168 .- 610
Xác định tần suất của vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng và đánh giá sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này.
1896 Tần suất biểu hiện lâm sàng và điện tâm đồ tăng kali máu của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Thống Nhất / Hồ Ngọc Trinh, Lê Văn Lắm, Phạm Vĩnh Phú // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 163 - 168 .- 610
Khảo sát tần suất và mức độ tăng kali máu, đồng thời theo dõi sự biến đổi về lâm sàng và điện tâm đồ của nhóm bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung Tâm Tim Mạch và khoa Nội Thận – Lọc Máu, bệnh viện Thống Nhất.
1897 Tình hình sử dụng thuốc chống tăng huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất / Lê Kiều My, Cao Thị Hạnh, Nguyễn Thị Tuyết Hà // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 147 - 156 .- 610
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống tăng huyết áp (THA), tính hợp lý của sử dụng thuốc và tỉ lệ phối hợp thuốc chống THA trên nhóm bệnh nhân cao tuổi tại các phòng khám tim mạch Bệnh viện Thống Nhất.
1898 Một số lưu ý khi điều trị đái tháo đường típ 2 ở người cao tuổi / Nguyễn Thị Mây Hồng, Nguyễn Phạm Như Đài, Cao Đình Hưng // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 6 - 11 .- 610
Đái tháo đường ở người cao tuổi là một thách thức lớn cho hệ thống y tế. Thầy thuốc cần đánh giá toàn diện bệnh nhân cao tuổi vốn có nhiều nguy cơ đa bệnh lý và nguy cơ suy giảm nhận thức. Điều trị đái tháo đường cần phải cá thể hoá để có mục tiêu phù hợp cho từng đối tượng. Đối với người đái tháo đường cao tuổi có ít bệnh lý đồng mắc và chức nhận thức còn nguyên vẹn, mục tiêu HbA1c < 7,5%; còn với những bệnh nhân nhiều bệnh đồng mắc và nhận thức suy giảm, mục tiêu HbA1c ít chặc chẽ hơn (HbA1c < 8,0-8,5%). Metformin là lựa chọn hàng đầu nếu không có chống chỉ định kết hợp thay đổi lối sống. Các thuốc nhóm khác nên được phối hợp nếu đường huyết vẫn không thể kiểm soát tốt. Đồng vận GLP-1 hay ức chế SGLT2 là ưu tiên nếu bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa. Khi cần kiểm soát đường huyết bằng insulin, phác đồ đơn giản được ưa chuộng cho người cao tuổi là insulin nền một lần ngày kết hợp thuốc viên hạ đường huyết.
1899 Viêm ở người cao tuổi / Cao Đình Hưng, Nguyễn Thị Mây Hồng // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 1- 5 .- 610
Quá trình lão hoá thường đi kèm với việc tăng kéo dài tình trạng viêm, gọi là viêm ở người cao tuổi. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự mất cân bằng giữa viêm và đáp ứng kháng viêm. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy viêm ở người cao tuổi là yếu tố nguy cơ cho tình trạng đa bệnh lý như xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2… và giảm chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân cao tuổi. Các biện pháp can thiệp làm giảm hiện tượng viêm bao gồm biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Thể dục aerobic và thể dục kháng lực cùng với chế độ ăn đầy đủ amino acid, protein, vitamin D, acid béo không no có thể làm giảm bệnh lý gây ra do viêm ở người cao tuổi do khả năng chống viêm, chống oxy hoá. Trong quá trình tập thể dục, cơ bài tiết myokine Il-6 gây kích hoạt đáp ứng kháng viêm. Aspirin, có tác dụng kháng viêm, được chỉ định điều trị nhồi máu cơ tim do và phòng ngừa bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Điều trị rosuvastatin làm giảm biến cố tim mạch trên đối tượng khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, sử dụng metformin làm giảm tình trạng viêm và nguy cơ đa bệnh lý như bệnh tim mạch, ung thư, trầm cảm và frailty.
1900 Phục hồi chức năng rối loạn nuốt sau đột quỵ não / Nguyễn Thị Phương Nga // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 12 - 16 .- 610
Tỷ lệ rối loạn nuốt dao động từ 19% đến 65% trong giai đoạn cấp sau đột quỵ. Rối loạn nuốt làm tăng tỷ lệ tử vong, biến chứng và thời gian nằm viện do làm tăng nguy cơ hít sặc, viêm phổi và suy dinh dưỡng. Do đó, quy trình tiếp cận chẩn đoán và can thiệp phục hồi chức năng rối loạn nuốt là rất quan trọng. Mục tiêu của bài là cập nhật điều trị và phục hồi chức năng tối ưu hiện nay đối với rối loạn nuốt sau đột quỵ.