CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1831 Xây dựng công thức gen nhũ tương dầu dừa (coconut oil) ứng dụng trong mỹ phầm / Phạm Đình Duy, Đoàn Duy Quốc // .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.14-20 .- 610

Nghiên cứu này nhằm xây dựng công thức gen có cấu trúc nhũ tương (gel nhũ tương) chứa dầu dừa (coconut oil). Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp như sau: tỷ lệ phối hợp của từng chất nhũ hóa và trong công thức gel nhũ tương được xác định dựa trên hệ số cân bằng dầu – nước yêu cầu (Required Hydophilic Lipophilic Balance – RHLB) của dầu dừa. Công thức gel nhũ tương được tối ưu hóa bằng phần mềm Design-Expert với 25 công thức thực nghiệm theo thiết kế IV-Optimal. Thiết kế này dựa trên các biến độc lập gồm: lượng dầu dừa, lượng Carbopol, lượng triethanolamin, lượng hỗn hợp chất nhũ hóa, lượng nước cất. Các biến phụ thuộc được khảo sát như Ph, kích thước hạt trung bình, diện tích dàn mỏng, độ bền vật lý. Công thức tối ưu được kiểm chứng bằng thực nghiệm và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng. Kết quả cho thấy, giá trị RHLB của gen nhũ tương dầu dừa là 5,5, từ đó suy ra tỷ lệ phối hợp giữa 2 chất nhũ hóa (span 80:twee 80) là 89:11. Design-Expert đã chỉ ra công thức tối ưu có chỉ số mong muốn (desirability) cao (0,99) với tỷ lệ dầu dừa 5%, hỗn hợp chất nhũ hóa 4,5%, Carbopol 940 0,39%, triethanolamin 0,36%, lượng nước 81,59%. Kết quả thực nghiệm kiểm chứng trên công thức tối ưu cho thấy không có sự sai khác với dự đoán của phần mềm. Như vậy, công thức gel nhũ tương dầu dừa được xây dựng là ổn định, có thể tạo ra sản phẩm kem hướng đến công dụng dưỡng da.

1832 Phân lập tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. được phân lập trên da người / Bùi Hoàng Đăng Long, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Huỳnh Xuân Phong, Phạm Thúy Vi, Nguyễn Ngọc Thạnh // .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.21-27 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập các chủng vi khuẩn Propionibacterium spp. từ da người, tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. đã phân lập và xác định điều kiện thích hợp nuôi cấy vi khuẩn lactic này bằng môi trường nước chua tàu hủ. Kết quả đã phân lập được hai chủng vi khuẩn Propionibacterium spp. (PO và PM) là vi khuẩn Gram dương, tế bào hình que ngắn, không di chuyển, khuẩn lạc tròn, bìa nguyên và răng cưa, oxidase dương tính, catalase âm tính. Trong thử nghiệm kháng khuẩn, 10 chủng vi khuẩn lactic đều có khả năng sinh bacteriocin ức chế vi khuẩn Propionibacterium spp. Trong đó, chủng L39 có khả năng kháng khuẩn tốt nhất với đường kính vòng kháng PO và PM đạt lần lượt là 10,16 và 14,16 mm. Điều kiện thích hợp để tăng sinh vi khuẩn lactic bằng nước chua tàu hủ tạo chất kháng khuẩn được xác định ở môi trường bổ sung sucrose 2% (w/v), peptone 1% (w/v) và K2HPO4 2% (w/v), hàm lượng đường từ 5,73-5,87 (w/v), pH 6,09-6,14 và mật số giống chủng 10^7 (tế bào/ml). Ở điều kiện thích hợp trên quy mô 2 lít, chủng L39 có khả năng kháng vi khuẩn chỉ thị với đường kính vòng kháng chủng PO và PM đạt 11,33 và 5,5 mm. Kết quả giải trình tự 16S rRNA cho thấy, chủng vi khuẩn PO và L39 tương đồng với Propionibacterium acnes DNF00413 với độ tương đồng 99% và Lactobaccillus plantarum 7.11E với độ tương đồng 98%.

1833 Biểu hiện của protein TIF-IA và sự sinh tổng hợp RNA ribosome tăng cao ở khối u của bệnh nhân ung thư đại – trực tràng / Võ Nguyễn Thanh Thảo, Hoàng Đình Hòa, Huỳnh Vũ, Hồ Hữu Đức, Nguyễn Lê Xuân Trường, Nguyễn Đăng Quân // .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.29-33 .- 610

Ung thư đại – trực tràng là một trong năm loại ung thư phổ biến trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư phổi. Bệnh ung thư đại – trực tràng thường diễn tiến âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng. Biện pháp chủ yếu hiện nay được sử dụng để điều trị ung thư đại – trực tràng là phẫu thuật, cùng với đó là hóa trị, xạ trị và thuốc sinh học nhắm trúng đích. Tuy nhiên, tình trạng tái phát bệnh sau điều trị rất phổ biến. Do vậy, rất cần thực hiện các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế phân tử của bệnh, từ đó phát triển các biện pháp điều trị hữu hiệu hơn. Trong nghiên cứu này, các tác giả phân tích mức độ tăng biểu hiện của protein TIF-IA ở mô ung thư đại – trực tràng so với mô bình thường lân cận, đồng thời đánh giá mối liên hệ giữa sự tăng biểu hiện của protein TIF-IA với mức độ sinh tổng hợp RNA ribosome bằng kỹ thuật PCR định lượng (qRT-PCR) và Western blot. Kết quả cho thấy, protein TIF-IA biểu hiện cao hơn rõ rệt trong mẫu mô ung thư đại – trực tràng so với mẫu mô bình thường lân cận, và lượng rRNA được tổng hợp cũng cao hơn tương ứng với mức độ biểu hiện TIF-IA đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các tế bào ung thư đại – trực tràng.

1834 KH&CN phục vụ phát triển tài nguyên dược liệu trên địa bàn TP Đà Nẵng / Vũ Thị Bích Hậu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 8(725) .- Tr.33-35 .- 610

Trình bày việc sử dụng các nguyên liệu thảo dược tự nhiên với tính an toàn cao trong chăm sóc sức khỏe con người đang là xu hướng chung trên toàn thế giới. Nắm được vấn đề này, thời gian qua TP Đà Nẵng đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong công tác bảo tồn và phát triển cây dược liệu, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp dược địa phương tăng cường sản xuất, phát triển thị phần trong và ngoài nước.

1835 Xạ trị bằng Proton: Xu hướng trên thế giới và triển vọng tại Việt Nam / Dương Thị Nhung // .- 2019 .- Số 8(725) .- Tr.48-51 .- 610

Trình bày phương pháp xạ trị bằng Proton (PT), một xu hướng trên thế giới và triển vọng tại Việt Nam. PT bảo đảm sự tối ưu hóa về liều lượng khi đi vào cơ thể. Các hạt proton được gia tốc trong các thiết bị (máy gia tốc vòng) để đạt được mức năng lượng lên đến 250 MeV – đủ để phân bố đủ liều tới các khối u nằm sâu trong cơ thể. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng thiết bị mà có một số ưu và nhược điểm.

1836 Đột quỵ nhiệt: tổn thương nguy hiểm trong ngày hè nắng nóng / Trần Quốc Khánh // .- 2019 .- Số 8(725) .- Tr.52-53 .- 610

Trình bày say nóng và nặng hơn nữa là “đột quỵ nhiệt” là một tình trạng chấn thương bởi nhiệt, cơ thể bị rối loạn do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong một thời gian, thường kết hợp với tình trạng mất nước và ở những người lao động quá sức, dẫn đến hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể bị tổn thương và mất nước trên thế giới. Đột quỵ nhiệt có thể giết chết hoặc gây tổn thương não, cơ bắp và cơ quan nội tạng khác trong cơ thể nếu bệnh nhân không được sơ cứu và xử lý kịp thời.

1837 Một số lưu ý trong nghiên cứu, điều trị bệnh ung thư / Lê Lam Hương // .- 2019 .- Số 8(725) .- Tr.60-62 .- 610

Trình bày một số lưu ý trong nghiên cứu, điều trị bệnh ung thư. Thời gian qua, các nhà khoa học đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các nghiên cứu về ung thư, tạo ra nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, giúp một số loại bệnh ung thư không còn là án tử. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những câu hỏi đặt ra, đòi hỏi sự giải đáp của các nhà y khoa để sớm mang lại những giải pháp hữu hiệu trong điều trị bệnh ung thư thời gian tới.

1838 BrainEx – Cơ hội cho những người mắc bệnh đột quỵ não, Alzheimer? / Lê Trọng Bỉnh // .- 2019 .- Số 8(725) .- .- 610

Trình bày kết quả nghiên cứu thuộc Đại học Yale (Hoa Kỳ) về việc khôi phục thành công hoạt động của tế bào thần kinh và lưu thông oxy, các hoạt chất trong não lợn 4h sau khi chết. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Nature mới đây đã thách thức các giả định về thời gian, kể cả bản chất không thể đảo ngược của việc chấm dứt một số chức năng não sau khi chết. Tuy không thể hồi sinh được chức năng não, nhưng nghiên cứu này đã mở ra một hướng đi mới cho giới khoa học về những nổ lực trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh đột quỵ não, Alzheimer, thậm chí xa hơn là thay đổi ranh giới giữa sự sống và cái chết.

1839 Mạch máu xấu – Nguyên nhân của bệnh tật và sự suy giảm tuổi thọ / Đỗ Thị Thanh Huyền // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 9(726) .- Tr.49-51 .- 610

Trình bày nguyên nhân gây ra một loạt các căn bệnh liên quan như: huyết áp cao, tiểu đường, các chứng bệnh về tim mạch và ung thư,… là các “mạch máu ma” hay được gọi là mạch máu xấu. Chúng được xem là kẻ thù cướp đi sắc đẹp, trí nhớ và tuổi thọ của con người.

1840 Plasma và ứng dụng trong y học / Đỗ Hoàng Tùng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Tr.54-55 .- 610

Nêu tầm quan trọng của ứng dụng plasma, đặc biệt là plasma lạnh đang là vấn được quan tâm trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy, plasma lạnh có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như bảo quản thực phẩm, chế tạo linh kiện điện tử, xử lý bề mặt sơn phủ… và đặc biệt là trong y học.