CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1761 Phẫu thuật robot qua ngả ngực cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản: Kinh nghiệm bước đầu / Lâm Việt Trung, Trần Phùng Dũng Tiến // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 330 - 335 .- 610

Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng Robot Davinci trong phẫu thuật cắt thực quản nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả từ 8/2018 – 2/2019, có 5 trường hợp phẫu thuật Robot Da vinci phẫu thuật cắt thực quản nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cả 5 bệnh nhân là nam giới, tuổi trung bình 61,2 ± 8,6. Vị trí u 1/3 giữa 3 ca và 1/3 dưới hai ca. Tất cả bệnh nhân đều trong giai đoạn III theo NCCN, trong đó cT3 ba trường hợp, cT4a hai trường hợp. Tất cả bệnh nhân đều được hoá trị tân hỗ trợ với Docetaxel, Cisplatin và Capecitabin trước mổ 3 chu kỳ. Thời gian từ sau hoá trị đến lúc mổ trung bình 4-6 tuần. Thời gian mổ thì ngực với Robot trung bình 120 phút. Thời gian mổ tổng cộng trung bình 380 phút. Thì bụng được thực hiện bằng nội soi thông thường. Không có tai biến trong mổ, lượng máu mất không đáng kể. Chỉ có 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ cổ sau mổ. Không có xì rò miệng nối thực quản cổ và không có tử vong.

1762 Nhiễm trùng vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật đại trực tràng tại bệnh viện Chợ Rẫy / Trần Phùng Dũng Tiến, Nguyễn Võ Vĩnh Lộc, Lâm Việt Trung // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 331 - 335 .- 610

Nhiễm trùng vết mổ (NTVM) là nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất ở các nước đang phát triển. Trong các loại phẫu thuật chương trình, phẫu thuật đại trực tràng có tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ cao nhất. Ở bệnh nhân phẫu thuật đại trực tràng, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng vết mổ. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tỉ lệ NTVM và yếu tố nguy cơ liên quan đến NTVM ở bệnh nhân phẫu thuật đại trực tràng tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu phân tích tiến cứu dữ liệu lâm sàng từ 91 bệnh nhân phẫu thuật đại trực tràng tại bệnh viện Chợ Rẫy liên tục từ tháng 6/2018 đến tháng 9/2018. Kết quả: Tỉ lệ NTVM là 18,7%. Tỉ lệ NTVM nông, sâu và tạng/ổ bụng lần lượt là 11%, 0% và 7,7%. Một bệnh nhân tử vong (5,9%). Phân tích đơn biến xác định 4 yếu tố liên quan đến NTVM với p <0,1 gồm: tuổi, BMI, thời gian mổ và phương pháp mổ. Phân tích đa biến xác định 2 yếu tố nguy cơ độc lập là: BMI và thời gian mổ. Kết luận: Tỉ lệ NTVM ở bệnh nhân phẫu thuật đại trực tràng vẫn còn cao và gây tử vong đáng kể. Yếu tố nguy cơ gồm: BMI cao và thời gian mổ kéo dài.

1763 Phẫu thuật robot tại bệnh viện bình dân: Kết quả hai mươi tháng ứng dụng / Trần Vĩnh Hưng, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Vũ Lê Chuyên // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 309 - 320 .- 610

Bài viết báo cáo 326 trường hợp đầu tiên trong gần 2 năm (20 tháng) dùng hệ thống robot daVinci SiTM thực hiện các trường hợp phẫu thuật ngoại tổng quát và tiết niệu ở người lớn được thực hiện tại các khoa ngoại tổng quát và khoa tiết niệu bệnh viện Bình Dân.

1764 Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm camera nha khoa sử dụng kỹ thuật huỳnh quang / // .- 2017 .- Tập 20, Số K2-2017 .- Tr. 84-90 .- 617.69

Sâu răng là một vấn đề sức khỏe răng miệng chính ở hầu hết các nước trên thế giới và là nguyên nhân chính gây mất răng. Việc chẩn đoán sớm bệnh sâu răng là rất quan trọng đối với trẻ em và người lớn trong điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Trong nghiên cứu này, một camera huỳnh quang đã được thiết kế và sản xuất cho mục đích trên. Thiết bị này bao gồm một đèn LED 380 nm có khả năng kích thích porphyrins (một loại sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn gây sâu răng) phát ra huỳnh quang, và một máy ảnh nhỏ gọn ghi hình huỳnh quang theo thời gian thực. Thiết bị được kết nối với máy tính thông qua cổng usb. Một phần mềm lưu trữ giúp lưu ảnh và video. Trọng lượng và kích thước của thiết bị phù hợp cho việc kiểm tra lâm sàng trong khoang miệng và có thể được sử dụng trong thực hành nha khoa hàng ngày. Các kết quả kiểm tra cho thấy camera huỳnh quang có thể phát hiện một số loại tổn thương bao gồm mảng bám răng, sâu răng, sâu ẩn và sâu giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, công cụ này có một số ưu điểm như không xâm lấn, an toàn (không sử dụng bức xạ ion hóa), cơ động, thời gian thử nghiệm nhanh chóng, và giá thành thấp.

1765 Nâng cao khả năng nhận diện tĩnh mạch với hình ảnh chiếu trực tiếp / // .- 2017 .- Tập 20, Số K2-2017 .- Tr. 91-95 .- 610

Sự khó khăn trong việc xác định mạch máu đã và đang là một vấn đề quan trọng cần giải quyết trong y tế. Gần đây, nhiều nghiên cứu và một số thiết bị đã được phát triển để hỗ trợ cho các y bác sĩ trong việc xác định mạch máu. Trong đó, công nghệ hình ảnh hồng ngoại gần (NIR) là một trong những công nghệ mới được sử dụng rộng rãi trong y học. Ảnh NIR cho phép quan sát những mạch máu không nhìn thấy được dưới da, xác định được những bất thường trong cấu trúc mạch máu, hoặc chẩn đoán các bệnh khác có liên quan. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một thiết bị cầm tay có thể giúp các bác sĩ và y tá quan sát được đường mạch máu dưới da bệnh nhân. Bằng cách kết hợp phương pháp chụp ảnh hồng ngoại gần và máy chiếu, thiết bị soi tĩnh mạch này được thiết kế tối ưu để người dùng có thế quan sát được hình ảnh mạch máu bệnh nhân được hiển thị trên màn hình hoặc được chiếu trực tiếp lên da người bệnh ngay tại vị trí mạch máu bên dưới.

1766 Mô hình thiết bị soi cổ tử cung đa bước sóng và hiệu quả ban đầu / // .- 2017 .- Tập 20, Số K2-2017 .- Tr. 96-100 .- 610

Bệnh lý cổ tử cung (CTC) là một trong những bệnh phổ biến ở phụ nữ, có xu hướng ngày càng gia tăng,trong đó ung thư CTC là một trong những bệnh thường gặp. Bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các thủ thuật thăm khám CTC thông thường là sinh thiết, và soi CTC. Gần đây có nhiều nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xử lý ảnh trong phân tích, đánh giá các đặc tính bệnh lý CTC [1-3]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cải tiến thiết bị soi CTC truyền thống với nguồn sáng LED phân cực đa bước sóng, đồng thời thu ảnh với độ phân giải cao. Trên cơ sở hình ảnh thu được, nhóm phát triển các thuật toán xử lý ảnh, bước đầu phân tích, đánh giá một số đặc tính thường gặp trong bệnh lý CTC.

1767 Các tham số âm học trong chẩn đoán, điều trị rối loạn giọng nói / Vũ Thị Hải Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 17 – 22 .- 616

Đề cập đến các tham số âm học liên quan đến sự rung động của dây thanh. Các tham số này có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá các bệnh về rối loạn giọng nói. Đồng thời bài viết cũng trình bày một số kết quả nghiên cứu trên thế giới về giá trị các tham số này ở người không mắc các bệnh rối loạn giọng nói.

1768 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018 / Nguyễn Đình Phú [et al.] // Nghiên cứu Y học (Điện tử) .- 2019 .- Số 120(4) .- Tr. 36-43 .- 610

Thử nghiệm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư bằng bộ công cụ BBT (Bach Mai - Boston Tool) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2018, trên 170 bệnh nhân ung thư nhập viện lần đầu, được điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 . Tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng bằng phương pháp BBT: suy dinh dưỡng vừa là 46,5%; suy dinh dưỡng nặng là 9,4%. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 41,8%. Tỷ lệ albumin thấp là 22,4%. Tỷ lệ thiếu máu là 52,9%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 55,9%. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng BBT cần được áp dụng để đánh giá nhanh nguy cơ suy dinh dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện, từ đó những người bệnh suy dinh dưỡng sẽ được đánh giá suy mòn và đưa ra phác đồ điều trị dinh dưỡng cụ thể.

1769 Phát hiện đột biến gen khiếm thính bẩm sinh bằng kỹ thuật DNA Microadray và Next - Generation Sequencing / Vũ Tố Giang, Đỗ Đức Huy, Nguyễn Thị Trang // Nghiên cứu Y học (Điện tử) .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 10-16 .- 610

Ứng dụng kĩ thuật DNA microarray và giải trình tỷ lệ gen thế hệ mới (Next-generation sequencing) trên 250 trẻ khiếm thính và 250 trẻ bình thường trong khu vực Hà Nội nhằm xác định nhóm gen đột biến gây khiếm thính bẩm sinh trong cộng đồng người Việt Nam.

1770 Nghiên cứu tỷ số bạch cầu trung tính/Lympho và một số yếu tố liên quan của bệnh viêm mao mạch dị ứng / Nguyễn Lê Hà, Hoàng Thị Lâm // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 17-24 .- 610

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý viêm mạch nhỏ tự miễn. Tỷ số bạch cầu trung tính/lympho (NLR) được báo cáo tương quan với mức độ nặng của bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa tỷ số này với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng. Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng từ 7/2016 – 8/2017 tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Kết quả cho thấy, giá trị tỷ lệ bạch cầu trung tính /lympho là 6,41 ± 5,1. Không có mối tương quan giữa NLR với các yếu tố: tuổi, thời gian nằm viện, biểu hiện khớp, biểu hiện thận (p > 0,05). Tỷ lệ bạch cầu trung tính/lympho tương quan có ý nghĩa thống kê với biểu hiện xuất huyết tiêu hóa của bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng (p < 0,01). Chỉ số tỷ lệ bạch cầu trung tính /lympho cao hơn có ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân nam (p = 0,019).