CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1691 Phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tràng đầu tụy điều trị u vùng bóng Vater / Trần Hiếu Học, Trần Quế Sơn, Trần Mạnh Hùng // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 20-30 .- 610

Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tràng đầu tụy điều trị u vùng bóng Vater trên 15 bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai từ 9/2016 đến 9/2017. Kết quả cho thấy phẫu thuật nội soi có thể áp dụng điều trị các khối u vùng bóng Vater trên nwhngx bệnh nhân được lựa chọn. Hiệu quả và mức độ an toàn của phẫu thuật cần thêm thời gian theo dõi vói số mẫu lớn hơn.

1692 Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng có xạ trị ngắn ngày trước mổ / Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Tô Hoài, Bùi Quang Biểu // Phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 31-39 .- 610

Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư trực tràng trên 59 bệnh nhân bằng phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng có xạ trị ngắn ngày trước mổ tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 8/2015 đến 8/2017. Kết quả cho thấy phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng có thể thực hiện thuận lợi trên nhóm bẹnh nhân ung thư trực tràng 1/3 giữa, dưới, giai đoạn II, III được xạ trị ngắn ngày trước mổ.

1693 Tỷ lệ tử vong trên đường vận chuyển cấp cứu ở bệnh nhi trên địa bàn tỉnh Nghệ An / Trần Thị Kiều Anh, Lưu Thị Mỹ Thục // Y học cộng đồng (Điện tử) .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 97-100 .- 610

Xác định tỷ lệ tử vong trên đường vận chuyển cấp cứu ở bệnh nhi tại một số bệnh viện tỉnh Nghệ An. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu: Tử vong trên đường vận chuyển cấp cứu ở bệnh viện tuyến huyện lên tuyến tỉnh là 7,3%, nguyên nhân tử vong do bệnh hô hấp 37,5%, do bệnh về nhiễm trùng là 25%, tim mạch là 18,7%, thần kinh là 12,5%, tai nạn thương tích là 6,3%. Tử vong trên đường vận chuyển từ bệnh viện Sản Nhi Nghệ An lên bệnh viện tuyến trung ương là 3,8%, nguyên nhân tử vong do bệnh về hô hấp là 37,5%, tim mạch 25%, các bệnh thần kinh, nhiễm trùng, tai nạn thương tích đều chiếm 12,5%.

1694 Hiệu quả can thiệp cải thiện quy trình trước vận chuyển cấp cứu ở bệnh nhi tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An / Phạm Thu Hiền, Lưu Thị Mỹ Thục, Trần Văn Cương // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 86-91 .- 610

Đánh giá hiệu quả cải thiện quy trình trước vận chuyển cấp cứu ở bệnh nhi, tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả trước và sau can thiệp. Chuyển viện theo chỉ định của cán bộ y tế tuyến tỉnh tăng 3,35%, huyện tăng 2,90%; hội chẩn trước khi chuyển viện, thông báo chi tiết tình trạng bệnh nhân cho nơi nhận trước khi vận chuyển tuyến tỉnh tăng 70,47%, huyện tăng 11,54%; vận chuyển an toàn với đầy đủ TTB cấp cứu tuyến tỉnh tăng 18,10%, huyện tăng 5,55%; cán bộ y tế tham gia vận chuyển cấp cứu phải nhận biết được các dấu hiệu nặng và có kỳ năng xử lý cấp cứu tuyến tỉnh tăng 25,77%, tuyến huyện tăng 15,04%; bàn giao bệnh nhân đầy đủ chi tiết giấy tờ chuyển viện, kết quả xét nghiệm, thuốc trong quá trình vận chuyển tuyến tỉnh tăng 8,07%, huyện tăng 3,69%. Vận chuyển bệnh nhân ổn định chức năng sống tuyến tỉnh tăng 23,6%, tuyến huyện tăng 19,9%.

1695 Tối ưu hóa quy trình phát hiện vi khuẩn Brucella bằng phương pháp PCR tổ hợp / Ngô Khánh Phương, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Hồng Đan // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 80-85 .- 610

Quy trình dựa trên nghiên cứu của Koichi Imaoka và cộng sự, được tối ưu hóa để xác định đồng thời bốn loài vi khuẩn Brucella phổ biến và protein mảng ngoài (omp2b, omp2a và omp31) được sử dụng. Kết quả cho thấy bằng cách thay đổi nhiệt độ gắn mồi, thời gian biến tính, kéo dài và tăng chu kỳ của phản ứng đã giúp quy trình PCR tổ hợp được tiến hành với điều kiện tối ưu hơn. Sự xuất hiện sản phẩm PCR tổ hợp của bốn cặp mồi là cơ sở để phát hiện các loài vi khuẩn Brucella như sau: B. abortus (B4/B5 và JPF/JPR-ab), B. canis (B4/B5, JPF/JPR-ac và 1A/1AS); B. melitensis (B4/B5, JPF/JPR-ab và 1A/1AS) và B. suis có sản phẩm của cả bốn cặp mồi. Sản phẩm PCR tổ hợp từ việc pha loãng chủng chứng dương Brucella abortus bất hoạt vào mẫu sữa bò cũng cho thấy khả năng ứng dụng phương pháp này vào trong chẩn đoán sớm Brucella ở đàn bò sữa. Việc phát triển phương pháp PCR tổ hợp phát hiện vi khuẩn Brucella là rất cần thiết để có thể chẩn đoán sớm bệnh ở người cũng như ở gia súc để kịp thời ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng qua tiếp xúc cũng như qua thực phẩm.

1696 Nghiên cứu giá trị chẩn đoán nhiễm Helicobacter Pylori của test Elisa phân trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính ở trẻ em / Lưu Thị Mỹ Thục, Phạm Thu Hiền // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 58-63 .- 610

Xác định độ tin cậy test elisa phân so với test thở trong việc chẩn đoán viêm dạ dày, tá tràng do H. Pylori. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 112 bệnh nhi được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng nghi do H. Pylori tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016. So sánh test elisa phân với test thở trong việc xác định nhiễm H. Pylori ở bệnh nhi viêm dạ dày, tá tràng cho thấy độ nhạy là 99,9%, độ đặc hiệu 90%, AUC là 0,894, giá trị dự đoán dương tính 94,1%, giá trị dự đoán âm tính là 81,8%.

1697 Đánh giá kết quả vi phẫu nối bạch mạch tĩnh mạch trong di chứng phù bạch mạch sau điều trị ung thư vú / Trần Thị Nga, Vũ Quang Vinh // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 101-106 .- 610

Đánh giá kết quả sử dụng kỹ thuật siêu phẫu nối bạch mạch tĩnh mạch trong điều trị phù bạch mạch ở bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ vú do ung thư kết hợp vét hạch và xạ trị. Kết quả: nhóm I các tổn thương hầu như không có hoặc ít và mức độ tổn thương nhẹ, nhóm II; xuất hiện tất cả tổn thương trên: xơ hóa da, mô dưới da mức độ vừa và nặng gặp ở tất cả các trường hợp. Một số trường hợp nặng (giai đoạn V) mất toàn bộ lớp cơ trơn của thành bạch mạch. Kích thước giảm tại các vị trí mổ của chi sau 1 tuần: V1: 6,44+-0,41cm; V2: 5,09+-0,47 cm; V3: 6+-0,52. Giảm mạnh nhất tại V1 là 6cm. Số lượng cầu nối: Trung bình 3,44 cầu nối/ bệnh nhân. Đường kính mạch: nhỏ nhất: 0,3mm; lớn nhất:1 mm, trung bình: 0,66+-0,11 mm. Kết quả gần: tốt 91,67%; vừa 8,33%. Kết quả xa: tốt 93,33; vừa 6,67%. Kết luận: Phương pháp nối bạch mạch - tĩnh mạch với kết quả bước đầu tốt, tình trạng lâm sàng được cải thiện rõ ràng. Đây là kỹ thuật mới, an toàn, khả thi trong điều trị phù bạch mạch sau điều trị ung thư vú.

1698 Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Lactic từ một số loài cá nước lợ có khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus iniae gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm (Lates calcarifer) / Trương Thị Hoa, Nguyễn Ngọc Phước, Đặng Thị Hoàng Oanh // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Tr. 99-106 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn lactic từ ruột cá rô phi, cá chẽm và cá dìa nuôi thương phẩm tại Thừa Thiên Huế, có khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus iniae gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm. Đã phân lập được 61 chủng vi khuẩn lactic. Các chủng vi khuẩn này đều là vi khuẩn Gram dương, hình que hoặc hình cầu, không hình thành bào tử, không di dộng, phản ứng catalaza và oxidaza âm tính, có khả năng phân giải CaCO3 và không làm tan chảy gelatin. Trong 61 chủng vi khuẩn lactic phân lập được, có 28 chủng có khả năng kháng Streptococcus iniae, trong đó có 3 chủng C21, D1, D7 có khả năng kháng mạnh. Kết quả định danh 3 chủng C21, D1 và D7 bằng phương pháp giải trình tự gien xác định 3 chủng trên có trình tự nucleotit của đoạn gien 16S rARN tương đồng cao (100%) với trình tự nucleotit đoạn của gien 16S rARN của các chủng vi khuẩn Lactobacillus fermentum-MF108806.1, Lactobacillus fermentum-MF108743.1, Lactobacillus fermentum MF108772.1 trên ngân hàng gien. Dựa vào cây phát sinh thể hiện mối quan hệ di truyền thì các chủng C21, D1, và D7 là Lactobacillus fermentum.

1699 Thực trạng nhiễm ấu trùng sán lá Cercariae ở ốc trong ao nuôi cá thuộc mô hình VAC ở miền Bắc Việt Nam / Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Linh // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Số 14 .- Tr. 78-84 .- 610

Các ao nuôi theo mô hình VAC ở miền Bắc Việt Nam được biết là điểm nóng của việc lan truyền bệnh sán lá có nguồn gốc thực phẩm. Nghiên cứu theo thời gian được thực hiện tại 4 tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Thanh Hóa nhằm điều tra về thực trạng nhiễm ấu trùng sán lá cercariae ở ốc trong ao tại các điểm nghiên cứu này. Ốc được thu từ 99 ao, gồm 18 ao cá thịt và 81 ao cá giống phục vụ nghiên cứu. Đã xét nghiệm 26.464 mẫu ốc của 13 loài theo phương pháp thải vỏ lột. Sự nhiễm ấu trùng sán lá được phát hiện ở 32/99 ao, gồm 9 ao cá thịt (50%) và 23 ao cá giống (28,4%) bao gồm 5 nhóm cercariae khác nhau. Chỉ 5 loài ốc được phát hiện thải cercariae , gồm: M.tuberculata, S. riquetii, T. granifera, L. swinhoei và B.fuchsiana. Sự khác biệt về thành phần loài ốc, số lượng ốc của từng loài, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các địa điểm nghiên cứu, loại ao nghiên cứu, giữa các loài ốc với nhau. Ao cá của mô hình VAC tiếp tục là điểm nóng của việc truyền bệnh sán lá , bất kỳ chiến lược nào sử dụng để kiểm soát bệnh sán lá cũng cần phải chú ý tới sự tồn tại của các loài ốc nước ngọt trong ao nuôi thủy sản cũng như trong môi trường tự nhiên.

1700 Phương thức lây truyền của ký sinh trùng Perkinsus olseni (Lester & Davis, 1981) và thử nghiệm bị bệnh trong điều kiện thí nghiệm / Phạm Quốc Hùng, Ngô Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Hồng Nhung // .- 2018 .- Số 05 .- Tr. 90-94 .- 610

Ký sinh trùng đơn bào Perkinsus olseni là một tác nhân gây chết hoàng loạt và nghiêm trọng cho nhiều loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tìm ra các phương thức lây truyền cũng như biện pháp phòng ngừa và điều trị là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra. Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá khả năng điều trị ký sinh trùng P.olseni bằng Desferrioxamine. Kết quả các thí nghiệm đã cho thấy P.olseni có thể lây truyền giữa các cá thể cùng loài và các cá thể khác loài. Desferrioxamine ở liều lượng 15 và 30 mg/L bước đầu cho thấy có khả năng làm giảm cường độ nhiễm P.olseni ở nghêu Bến Tre.