CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1061 Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu của “viên trĩ HV” trên động vật thực nghiệm / Trần Thái Hà, Đỗ Thị Hường // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 10-20 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu của “viên trĩ HV” trên động vật thực nghiệm. Bệnh trĩ là bệnh xảy ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. “Viên trĩ HV” có thành phần chính là cao khô chiết xuất từ 10 vị dược liệu, các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lương huyết, chỉ thống, chỉ huyết. Theo y học cổ truyền để làm tăng tác dụng chỉ huyết, các vị thuốc thường được sao đen hoặc đốt tồn tính. Trong các bài tạo giác thích được đốt tồn tính, hòe hoa, trắc bá diệp và bạch tật lê cũng được sao đen nhằm tăng tác dụng chỉ huyết toàn bài. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương đương giữa tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết của “ Viên trĩ HV” với tác dụng chống viêm, giảm đau, cầm máu theo Y học hiện đại.

1062 Sự thay đổi kích thước khối phình động mạch chủ bụng và một số yếu tố liên quan sau can thiệp đặt stent graft / Phạm Minh Tuấn, Trần Văn Đông // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 21-35 .- 610

Nghiên cứu nhằm đo đạc các đặc điểm hình thái của động mạch chủ bụng và một số yếu tố liên quan sau can thiệp đặt stent graft. Các đặc điểm về hình thái giải phẩu của động mạch chủ bụng là những tiêu chí quan trọng trong việc tiến hành EVAR cho bệnh nhâ hơn là các tiêu chí về mặt sinh lý bệnh học. Việc đánh giá kết quả sau can thiệp, cũng như theo dõi và xử lý các biến chứng sau đặt stent trở thành một vấn đề sống còn, trong đó sự gia tăng kích thước túi phình đã được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ tới biến chứng vỡ túi phình. Tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện gia tăng kích thước khối phình sau can thiệp.

1063 Kết quả điều trị chấn thương tim tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức / Vũ Ngọc Tú, Phù Duy Hồng Sơn, Nguyễn Hữu Ước // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 36-44 .- 610

Nghiên cứu trình bày kết quả điều trị chấn thương tim tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Khác với vết thương tim, chấn thương tim có thể lâm sàng rất đa dạng. Mục đích xây dựng quy trình xử lý chấn thương tim dựa vào các thể lâm sàng phù hợp với điều kiện thực hành tại Việt Nam. Chấn thương tim là những thương tổn tại tim gây ra do sang chấn trực tiếp hoặc gián tiếp của những vật tù đầu. Chấn thương tim có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng. Các thể lâm sàng của chấn thương tim dựa trên mức độ chèn ép tim cấp tính có ý nghĩa quan trọng để đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

1064 Đặc điểm lâm sàng chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp / Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thắng, Vũ Sơn Tùng, Lý Lan Chi, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Dương Huỳnh Phương Nghi, Triệu Hữu Tín, Nesang Chanh Ty, Kim Thị Ngọc Yến, Nguyễn Văn Thống // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 45-54 .- 610

Nghiên cứu trình bày đặc điểm lâm sàng chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp. Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân quan trọng làm giảm khả năng kiếm soát huyết áp và là yếu tố dự báo về trầm cảm và ý định tự sát ở người cao tuổi. Rối loạn giấc ngủ là vấn đề nghiêm trọng của người cao tuổi. Các rối loạn giấc ngủ gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực như: buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi và suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ té ngã và gãy xương, tăng tỷ lệ tai nạn và tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Đặc biệt, chất lượng giấc ngủ kém là yếu tố dự báo về ý định tự tử, các triệu chứng trầm cảm của người cao tuổi. Các bác sĩ lâm sàng cần tầm soát, điều trị rối loạn giấc ngủ bênh cạnh kiểm soát tốt huyết áp, nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho bệnh nhân.

1065 Tuân thủ quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ tại Bệnh viện Quốc tế ở Hà Nội / Lê Minh Thi, Hoàng Thị Thu Hương, Đinh Thị Phương Hòa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 55-61 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả tỷ lệ tuân thủ quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ tại Bệnh viện Quốc tế ở Hà Nội. Mổ lấy thai là một phẫu thuật sản khoa để lấy thai nhi, nhau và màng ối của người phụ nữ mang thai qua một vết mổ ở thành tử cung. Nhằm đảm bảo cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau mổ đẻ nhận được những chăm sóc cơ bản nhất, theo khuyến cáo của WHO, CSTY bà mẹ, TSS trong và 90 phút đầu ngay sau mổ đẻ bao gồm 5 bước cơ bản: lau khô và ủ ấm trẻ, tiêm bắp oxytocin 10 đơn vị, kẹp dây rốn muộn sau khi dây rốn ngưng đập và cắt rốn một thì, da kề da và cho trẻ bú mẹ sớm. Việc tuân thủ các quy trình trong lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong cứu sống bà mẹ và trẻ sơ sinh. Do vậy, bệnh viện cần hỗ trợ nhân viên duy trì các thực hành đã làm tốt và cải thiện các bước còn ít được thực hiện.

1066 Đặc điểm khẩu phần ăn của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020-2021 / Nguyễn Thanh Hà, Phạm Thị Ngọc Mai, Chu Hải Đăng, Đỗ Mạnh Cầm, Vũ Văn Thành, Đỗ Nam Khánh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 62-68 .- 610

Nghiên cứu trình bày đặc điểm khẩu phần ăn của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020-2021. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới do tỷ lệ mắc bệnh cao và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân COPD có thể bị giảm cân không mong muốn, giảm khẩu phần ăn dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, suy kiệt, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nắm rõ đặc điểm khẩu phần ăn của người bệnh giúp bác sĩ dinh dưỡng cũng như bác sĩ điều trị sớm đưa ra can thiệp dinh dưỡng kịp thời giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng dinh dưỡng từ đó hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh.

1067 Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên bệnh viện trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19 / Bùi Thanh Thúy, Trần Thị Len, Nguyễn Kim Thư, Trần Thơ Nhị, Đỗ Tuyết Mai, Phạm Anh Tùng, Trần Thanh Hương // .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 69-76 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên bệnh viện trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19. Các nhân viên y tế, những cán bộ tham gia công tác phòng chống COVID-19 không những đối mặt với nguy cơ cao nhiễm bệnh mà còn dễ gặp phải các áp lực về tâm lý. Những áp lực như phải cách ly với gia đình, công việc căng thẳng, có nguy cơ lây nhiễm bệnh… dẫn đến các rối loạn tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, những yếu tố như thời gian làm việc, mức độ tiếp xúc, xuất hiện các triệu chứng thực thể, có người thân bị nhiễm COVID-19, yếu tố hỗ trợ/kỳ thị… có mối liên quan trực tiếp đến nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần có những giải pháp nhằm giảm bớt căng thẳng của nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19.

1068 Chỉ định phẫu thuật vòi voi cải tiến tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và nhìn lại y văn / Phùng Duy Hồng Sơn, Đoàn Quốc Hưng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 77-84 .- 610

Nghiên cứu nhằm phân tích chỉ định phẫu thuật vòi voi cải tiến tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và đối chiếu với các hướng dẫn quốc tế. Kỹ thuật vòi voi điều trị bệnh lý động mạch chủ (ĐMC) có hạn chế là miệng nối xa nằm sâu, khó cầm máu, thời gian mổ kéo dài, tổn thương thần kinh trong mổ và cần mổ 2 cuộc mổ lớn, khác nhau. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Hybrid với đặt ống ghép nội mạch gắn với mạch nhân tạo. Đây là một đột phá lớn trong điều trị bệnh lý ĐMC ngực phức tạp với một lần mổ, giảm thời gian mổ và biến chứng. Những năm gần đây, đã có nhiều cải tiến thuận lợi hơn trong phẫu thuật, các vật liệu có kết hợp mạch nhân tạo và ống ghép nội mạch ra đời và ngày càng hoàn thiện.

1069 Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Lâm Thị Nhung, Trương Quang Trung, Lê Thị Cúc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 85-92 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và phân tích một số yếu tố liên quan trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Viêm tĩnh mạch là biến chứng phổ biến xảy ra trong quá trình lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên (KLTMNB), viêm tĩnh mạch có thể phục hồi hoàn toàn nếu xử lý kịp thời (rút kim, điều trị) hoặc có thể tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết. Viêm tĩnh mạch luôn có xu hướng tiến triển tăng dần hoặc duy trì độ viêm theo thời gian lưu KLTMNB. Chỉ khi KLTMNB được rút bỏ độ viêm mới giảm xuống. Do đó, cần chú ý theo dõi kim đặc biệt từ ngày lưu kim thứ hai và khi vị trí lưu KLTMNB đã xuất hiện viêm từ độ 1 thì cần thiết phải theo dõi sát để có hướng xử lý kịp thời – rút bỏ khi độ viêm tăng lên.

1070 Nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan làm phì đại gan trước cắt gan lớn : kết quả ban đầu tại Việt Nam / Lê Thanh Dũng, Vũ Hoài Linh, Đào Xuân Hải, Lại Thanh Tùng, Trịnh Hồng Sơn, Thân Văn Sỹ // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 93-100 .- 610

Nghiên cứu mô tả hiệu quả của phương pháp nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan làm phì đại gan trước cắt gan lớn. Phương pháp nút tĩnh mạch gan bổ sung ở những bệnh nhân không tăng đủ thể tích gan sau nút tĩnh mạch cửa (PVE) cũng cho thấy kết quả khả quan. Cho tới nay, nhiều phương pháp gầy phì đại gan đã được áp dụng tùy thuộc vào mức độ phì đại gan cần thiết, tình trạng nhu mô gan cũng như chiến lược phẫu thuật của từng bệnh nhân. Các thủ thuật can thiệp qua da (PVE và LVD) ít xâm lấn hơn mặc dù đem lại tỷ lệ phì đại gan không bằng so với các phương pháp can thiệp phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy LVD là thủ thuật có hiệu quả cao gây phì đại gan trước khi cắt gan lớn. LVD có nhiều ưu điểm vượt trội so với PVE. Tuy nhiên cần có những đánh giá với số lượng mẫu lớn hơn và so sánh ngẫu nhiên giữa LVD và các phương pháp gây phì đại gan khác.