CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1041 Khẩu phần ăn trước điều trị I-131 của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020-2021 / Hoàng Thị Hằng, Lương Quốc Hải, Trần Văn Phương, Nguyễn Trọng Hưn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 64-70 .- 610

Phân tích khẩu phần ăn trước điều trị I-131 của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020-2021. Khẩu phần ăn cung cấp không đủ nhu cầu khuyến nghị và chế độ ăn kiêng iod nghiêm ngặt gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người bệnh ung thư tuyến giáp. Người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoàn toàn một thời gian, sẽ ăn hạn chế iod để tiến hành điều trị I-131 từ 1-2 tuần. Chế độ ăn hạn chế các nhóm thực phẩm/thực phẩm giàu iod: gia vị, rong biển, hải sản, sữa và sản phẩm từ sữa, trứng, thực phẩm chế biến sẵn… Khi không cung cấp chế độ ăn đầy đủ, người bệnh không đủ sức khỏe để tiến hành điều trị I-131 làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

1042 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người ăn chay tại Hà Nội năm 2020-2021 / Nguyễn Ngọc Thu, Phan Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thành Tiến, Nguyễn Thu Giang, Lê Thị Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Số 10(Tập 146) .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người ăn chay tại Hà Nội năm 2020-2021. Ăn chay là chế độ ăn không tiêu thụ tất cả các loại thịt, các sản phẩm chế biến từ thịt, cá, động vật thân mềm và giáp xác… các sản phẩm từ sữa, trứng và mật ong có thể được sử dụng. Một chế độ ăn mất cân bằng, dù thiếu hay thừa đều dẫn đến những rối loạn về tình trạng dinh dưỡng và gây ra một số bệnh như suy dinh dưỡng protein - năng lượng, thừa cân béo phì… Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn so với nữ giới và có mối tương quan thuận giữa thời gian hoạt động thể lực trong tuần và khối lượng cơ của đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, kết quả phân tích khẩu phần 24 giờ cho thấy đa phần các đối tượng không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng, chất xơ.

1043 Kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lí giãn mạch bạch huyết ruột tiên phát tại Bệnh viện Nhi đồng 2 / Nguyễn Thị Thu Hậu, Nguyễn Thị Tuyết Dung, Nguyễn Hoàng Thanh Uyên, Mai Quang Quỳnh Mai // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 82-90 .- 610

Trình bày kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lí giãn mạch bạch huyết ruột tiên phát tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Giãn mạch bạch huyết ruột là một bệnh lý hiếm gặp nhưng là bất thường chính của hệ bạch huyết gây ra hội chứng mất đạm. Các trường hợp được chẩn đoán xác định bệnh giãn mạch bạch huyết ruột tiên phát bằng phương pháp nội soi tiêu hóa, sinh thiết ruột, và đáp ứng tốt với điều trị thử. Biểu hiện lâm sàng bắt đầu ở tuổi nhũ nhi, các trẻ đến bệnh viện vì triệu chứng tiêu chảy và phù toàn thân, albumin máu giảm thấp. Chúng tôi tiến hành tiếp cận từng bước từ triệu chứng tiêu chảy kéo dài có albumin máu giảm thấp để tìm ra chẩn đoán xác định. Các trường hợp đều cải thiện về mặt lâm sàng: hết tiêu chảy, hết phù, albumin máu tăng lên và giữ được ổn định.

1044 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Thùy Linh, Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thị Minh Tâm, Hoàng Hải My, Nguyễn Thúy Nam, Tạ Thanh Nga // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 91-103 .- 610

Nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Xơ gan là hậu quả của bệnh gan mãn tính và được đặc trưng bởi quá trình xơ hóa tiến triển. Tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (SGA) và sức mạnh cơ có mối liên quan đến các yếu tố như tuổi, tình trạng bệnh lý, kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người bệnh, tần suất sử dụng thực phẩm trong 7 ngày qua chưa cân đối theo SGA và sức mạnh, có sự khác biệt nhất định về tiêu thụ thực phẩm giữa 2 nhóm đối tượng. Từ việc đánh giá lượng calo và protein theo khẩu phần hiện tại và so sánh với tần suất tiêu thụ thực phẩm, căn cứ để tăng cường công tác giáo dục, tư vấn nâng cao kiến thức dinh dưỡng của người bệnh để góp phần làm tăng tỷ lệ thực hành dinh dưỡng tốt.

1045 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân gút tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2020-2021 / Nguyễn Thành Tiến, Phan Thị Bích Hạnh, Nguyễn Ngọc Thu, Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Thùy Ninh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 104-112 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân gút tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2020-2021. Bệnh gút là một bệnh viêm khớp do sự tích tụ của các tinh thể monosodium urat trong các khớp hoạt dịch do hậu quả của rối loạn chuyển hóa purin. Thay đổi chế độ ăn uống và duy trì BMI ở mức lý tưởng có thể cải thiện sự tăng acid uric máu, số đợt gút cấp, giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp và bệnh mạch vành. Các yếu tố như ăn uống, phương pháp nấu nướng, rượu bia… là các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến các đợt cấp của bệnh gút. Từ kết quả nghiên cứu, cần sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh gút để phát hiện những người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng nhằm có kế hoạch can thiệp sớm và hiệu quả.

1046 Thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan của học sinh lớp 5 tại Hà Nội / Nguyễn Thị Hải Yến, Trần Quang Trung, Nguyễn Thị Kiều Anh, Đặng Thị Thanh Hà // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 113-121 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan của học sinh lớp 5 tại Hà Nội. Tỷ lệ thừa cân, béo phì và thừa cân béo phì học sinh nam cao hơn so với học sinh nữ, khu vực nội thành cao hơn so với khu vực ngoại thành. Các yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh gồm: giới, khu vực sống, trình độ học vấn của mẹ, gia đình có người mắc thừa cân béo phì và tần suất ăn sáng. Do đó, cần thực hiện các giải pháp can thiệp để khống chế tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Hà Nội, tập trung cho nhóm học sinh ở khu vực nội thành và có các yếu tố nguy cơ.

1047 Thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020 / Lê Hồng Quang, Lê Thị Hương, Dương Thị Thu Hiền, Nguyễn Thùy Ninh, Nguyễn Thị Thu Liễu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 122-129 .- 610

Nghiên cứu mô tả thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm có tầm quan trọng trong các bếp ăn tập thể, đặc biệt bếp ăn học đường, vì đối với lứa tuổi học sinh, cơ thể của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương, dễ bị ngộ độc cấp tính hoặc các bệnh mãn tính về sau. Nghiên cứu giúp cho các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có thêm cái nhìn tổng thể hơn, chi tiết hơn về thực trạng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể - một vấn đề xã hội hết sức quan tâm.

1048 Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2019-2020 / Nguyễn Thị Hương Lan, Đỗ Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Minh Thúy, Nguyễn Trọng Hưng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 130-139 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2019-2020. Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản cho người bệnh đái tháo đường type 2 ở bất kỳ loại hình điều trị nào. Một chế độ ăn cân đối và điều hòa, hoạt động thể lực hợp lý không những rất hữu ích nhằm kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2. Để khuyến cáo và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả cần tiến hành đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh, phát hiện sớm tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đồng thời giúp cho việc theo dõi diễn biến, tiên lượng bệnh hiệu quả.

1049 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày trong quá trình điều trị hóa chất tại Bệnh viện K năm 2020-2021 / Nguyễn Thị Thúy, Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 140-149 .- 610

Đánh giá thay đổi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày trong quá trình điều trị hóa chất tại Bệnh viện K năm 2020-2021. Ung thư dạ dày là một trong các bệnh lý ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là bệnh ung thư mà người bệnh có tỉ lệ gimar cân và được chẩn đoán suy dinh dưỡng cao. Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa nói chung hay ung thư dạ dày nói riêng đó là làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, liên quan trực tiếp đến tiên lượng và hiệu quả điều trị bệnh, giảm đáp ứng với hóa trị, tăng độc tính và biến chứng do hóa trị thường xuyên, nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian điều trị và giảm chất lượng sống. Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nghiên cứu về các vấn đề tiêu hóa mà người bệnh ung thư dạ dày gặp phải trong quá trình điều trị hóa chất sau phẫu thuật là rất quan trọng, cần có can thiệp kịp thời về dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, tăng đáp ứng với điều trị và nâng cao chất lượng sống.

1050 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020 / Trịnh Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Huy Bình, Phan Bích Hạnh, Nguyễn Thị Hương Lan // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 150-157 .- 610

Nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhưng không luyện tập thể dục, thể thao, khẩu phần ăn dư thừa năng lượng, ăn quá nhiều protein, lipid hoặc quá ít glucid. Đánh giá thực trạng và tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn… giúp nhân viên y tế có cái nhìn khái quát về thực trạng bệnh, từ đo đưa ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp công tác chăm sóc cho người bệnh đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng điều trị.