CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
1071 Kiến thức, thực hành phòng, chống dịch COVID-19 của nhân viên y tế tại Việt Nam và một số yếu tố liên quan năm 2020 / Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân , Phạm Thị Quân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Quốc Doanh, Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Quỳnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 180-191 .- 610
Nhân viên Y tế có kiến thức và thực hành tốt về phòng, chống dịch COVID-19 sẽ góp phần quan trọng vào việc khống chế dịch COVID-19 lây lan. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tỉ lệ nhân viên Y tế tại Việt Nam có kiến thức và thực hành đúng về phòng, chống dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan, năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 21.413 nhân viên Y tế trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế trên cả nước theo phương pháp ném bóng tuyết. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhân viên Y tế có kiến thức và thực hành đúng phòng, chống dịch COVID-19 lần lượt là 84,4% và 71,4%. Nhân viên Y tế nữ, trẻ tuổi, có thâm niên công tác ≥ 10 năm và có nguy cơ tiếp xúc với COVID-19 thì có kiến thức về phòng, chống COVID-19 tốt hơn. Nhân viên Y tế có thâm niên công tác ≥ 10 năm và có nguy cơ tiếp xúc với COVID-19 thì có thực hành về phòng, chống COVID-19 tốt hơn (p < 0,05).
1072 Yếu tố liên quan đến ngừng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng buprenorphine tại ba tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam / Đào Thị Diệu Thúy, Vũ Minh Anh, Đinh Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thu Trang, Lê Minh Giang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 192-201 .- 610
Sử dụng thiết kế nghiên cứu thuần tập, nghiên cứu mô tả yếu tố nguy cơ của ngừng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng buprenorphine. Đối tượng nghiên cứu gồm 130 bệnh nhân điều trị buprenorphine tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam. Tiêu chuẩn lựa chọn: từ 16 tuổi trở lên, khởi liều buprenorphine trong giai đoạn từ tháng 9/2019 - 12/2019, và đồng ý tham gia nghiên cứu. Nguồn dữ liệu gồm trích lục bệnh án hàng tháng từ khi khởi liều đến hết tháng 12/2020 và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc tại hai mốc thời gian: tháng 6/2020 và 9/2020.
1073 Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của cán bộ Y tế Việt Nam năm 2021 / Nguyễn Thị Quỳnh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Quốc Doanh, Tạ Thị Kim Nhung, Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Liên Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 202-210 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của cán bộ y tế một số tỉnh thành Việt Nam năm 2021. Số liệu được thu thập bằng phỏng vấn theo bộ câu hỏi trên 1603 cán bộ y tế tại Hà Nội, Thái Bình, Đà Nẵng và Quảng Nam.
1074 Một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần của cán bộ Y tế trong đại dịch COVID-19 / Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Quốc Doanh, Tạ Thị Kim Nhung, Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Quỳnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 211-221 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn sức khỏe tâm thần do đại dịch COVID-19 của cán bộ y tế năm 2021. Nghiên cứu được tiến hành trên 1603 nhân viên y tế tại Hà Nội, Thái Bình, Đà Nẵng và Quảng Nam. Phân tích nhân tố được áp dụng để xác định 3 lĩnh vực: sự ám ảnh, lảng tránh và phản ứng thái quá.
1075 Tính sẵn sàng ứng phó với COVID-19 của nhân viên y tế Việt Nam năm 2021 / Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Quốc Doanh, Tạ Thị Kim Nhung, Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Quỳnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 222-231 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả tính sẵn sàng ứng phó với COVID-19 của nhân viên y tế Việt Nam năm 2021. Nghiên cứu được thực hiện trên 1603 đối tượng tại một số cơ sở y tế tại Việt Nam từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2022.
1076 Báo cáo trường hợp nhiễm nấm Histoplasma lan toả và nhiễm CMV tủy xương ở bệnh nhân không nhiễm HIV / Lê Thị Họa, Lương Hương Giang, Đỗ Duy Cường, Phạm Thị Thảo Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 232-238 .- 610
Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo về một trường hợp đồng thời nhiễm nấm Histoplasma lan toả và nhiễm Cytomegalo virus (CMV) tủy xương ở bệnh nhân không nhiễm HIV được chẩn đoán, điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai. Đây là ca bệnh đầu tiên được báo cáo tại Việt Nam. Bệnh nhân nam 52 tuổi tiền sử khoẻ mạnh vào vì sốt kéo dài hơn 1 tháng, gầy sút cân. Bệnh nhân được làm huyết tuỷ đồ và sinh thiết tuỷ xương có hình ảnh nhiễm nấm trong tuỷ xương và hình ảnh mắt cú.
1077 Báo cáo ca bệnh: Rối loạn nhân dạng phân ly (đa nhân cách) / Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Việt Hà, Vũ Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 239-246 .- 610
Rối loạn nhân dạng phân ly là rối loạn nặng nhất và hiếm gặp nhất trong số các rối loạn phân ly, thường xuất hiện ở các nước Châu Âu, Mỹ hơn khu vực Châu Á. Chúng tôi báo cáo một ca bệnh rối loạn nhân dạng phân ly, điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Chẩn đoán được xác định qua quá trình thăm khám và theo dõi, loại trừ các yếu tố liên quan đến dùng chất và bệnh lý cơ thể, lợi ích thứ phát. Quá trình điều trị, quản lý cần sát sao với người bệnh mắc rối loạn này.
1078 Loạn dưỡng não - thượng thận ở trẻ em: Báo cáo 2 ca bệnh / Ngô Thị Thu Hương, Đinh Thị Ngọc Mai, Lương Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Kim Dung, Đinh Trung Thành // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 247-253 .- 610
Nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị. Đột biến trên gen ABCD1 được phát hiện bằng kỹ thuật giải trình tự gen. Phát hiện sớm, điều trị sớm giúp cho trẻ kéo dài được thời gian sống và tư vấn di truyền cho gia đình để tránh sinh ra trẻ bị bệnh.
1079 Báo cáo ca lâm sàng: Viêm da hình roi do Bleomycin trên bệnh nhân U lympho Hodgkin / Nguyễn Thị Thu Hường, Đỗ Huyền Nga, Lê Khánh Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 254-258 .- 610
Bleomycin là một lại kháng sinh chống ung thư có nguồn gốc Streptomyces Verticillus. Độc tính trên da của Bleomycin không thường gặp như độc tính trên phổi. Viêm da hình roi là một độc tính hiếm gặp nhưng đặc trưng, với tỉ lệ xuất hiện khoảng 8 - 22%. Sau đây, chúng tôi xin báo cáo một trường hợp viêm da hình roi do Bleomycin. Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, vào viện vì hạch cổ to kèm sốt thất thường, gầy sút cân. Bệnh nhân được chẩn đoán: U lympho Hodgkin giai đoạn IVBS (gan, lách, xương, hạch ổ bụng) và bệnh nhân được điều trị phác đồ AVBD. Sau 2 chu kỳ, bệnh nhân phàn nàn về các tổn thương tăng sắc tố da ở vùng lưng và đùi. Một chẩn đoán viêm da hình roi do Bleomycin được thiết lập và bệnh nhân được điều trị tiếp phác đồ không có bleomycin. Viêm da hình roi do Bleomycin là một tác dụng phụ hiếm gặp. Phát hiện sớm các tác dụng phụ trên da của Bleomycin giúp các bác sĩ lâm sàng có chiến lược điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
1080 Tiếp cận chẩn đoán và điều trị hội chứng QT dài bẩm sinh: Báo cáo một ca bệnh / Trương Thanh Hương, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Song Giang, Đỗ Doãn Lợi, Đoàn Thị Kim Phượng, Kim Ngọc Thanh, Lê Hồng An // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 259-266 .- 610
Hội chứng QT dài (Long QT Syndrome, LQTS) bẩm sinh là bệnh lý rối loạn kênh ion di truyền, đặc trưng là kéo dài thời gian tái khử cực thất và đột tử. Chúng tôi báo cáo 1 trẻ nam 5 tháng tuổi, tiền sử gia đình có anh trai và chị gái đột tử, có triệu chứng mệt thỉu và có khoảng QT hiệu chỉnh (corrected QT, QTc) 548ms trên điện tâm đồ. Xét nghiệm gen phát hiện đột biến gen SCN5A kiểu dị hợp tử (NM_000335.4: c.1231G>A, NP_000326.2: p.Val411Met). Bệnh nhi được chẩn đoán LQTS loại 3 và được xếp vào nhóm nguy cơ cao. Bệnh nhi được điều trị bằng propranolol với liều khởi đầu 1 mg/kg/24 giờ, sau đó tăng lên 1,5 mg/kg/24 giờ, kết hợp tránh sử dụng thuốc và thức ăn làm kéo dài khoảng QTc. Sau 7 tháng điều trị, trẻ dung nạp tốt, không có triệu chứng với khoảng QTc giảm còn 474ms. Thành công bước đầu này gợi ý hiệu quả của chiến lược chẩn đoán và điều trị LQTS dựa trên phân tầng nguy cơ, sử dụng thông tin lâm sàng, điện tâm đồ và xét nghiệm gen.