CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Cải thiện bộ nhớ máy tính / // Tin hoc & đời sống, Số 11/2009 .- 2009 .- Tr.63 – 65 .- 005

Hướng dẫn 10 bước giúp bạn cải thiện bộ nhớ chiếc máy tính: bạn có bao nhiêu RAM?; Hiện còn bao nhiêu?; Bạn cần bao nhiêu bộ nhớ?;  Đơn giản là bổ sung bộ nhớ; Xác định các thanh  RAM ( memory modules); Lắp đặt thêm RAM; Điều chỉnh tập tin phân trang (page file); Kiểm soát bộ nhớ; Công cụ cải thiện bộ nhớ; Giải phóng bộ nhớ.

2 Khai thác kho tri thức Wikipedia hiệu quả hơn / Jim Rapoza // Tin hoc & đời sống, Số 11/2009 .- 2009 .- Tr. 68 – 69 .- 005

Giới thiệu 12 mẹo nhỏ để khai thác tốt nhất nguồn kiến thức tổng hợp từ Wikipedia: Tăng tốc các tìm kiếm của bạn; Tìm kiếm từ trình duyệt của bạn; Kiểm tra các nguồn và các tham khảo; Để cho các bài viết được phát tới bạn; Duyệt các bài viết “ di động”; Làm cho các bản in của bạn hoàn hảo; Trích dẫn một bài viết; Kiểm tra cộng tác viên đáng tin cậy; Ai chỉnh sửa ẩn danh; Xem một bài ngẫu nhiên; Lấy các bài viết có liên quan đến Wikipedia; Định hướng bằng cách dùng các phím tắt.

3 Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng nội địa / Thanh Vũ // Đầu tư, Số 124 (2015)/2009 .- 2009 .- Tr.19 .- 330

Để vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều sở ngành và nổ lực của chính doanh nghiệp. Bài báo sẽ đưa ra những giải pháp giúp thúc đẩy tiêu thụ hàng nội địa.

4 Phiếu khảo sát ý kiến người dân: Công cụ nâng cao chất lượng dịch vụ / Hà Phương // Đầu tư, Số 117(2008)/2009 .- 2009 .- Tr.15 .- 330
Phiếu khảo sát ý kiến người dân là một công cụ được xây dựng theo thông lệ quốc tế với mục đích nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đặc biệt ở những cấp chính quyền địa phương.
5 Gián điệp thương mại xuất hiện tại Việt Nam: Cảnh báo mối nguy hại với DN / Phan Long // Đầu tư, Số 111 (2002)/2009 .- 2009 .- Tr. 10 .- 330

Cài người vào làm việc tại công ty đối thủ cạnh tranh để ăn cắp công nghệ hay chiến lược kinh doanh (hay còn gọi là gián điệp thương mại) bắt đầu xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam.Mối nguy hại của DN khi đứng trước vấn đề này và giải pháp để khắc phục hậu quả? Bài báo giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề này.

6 Sự chuyển động của dòng tiền / Minh Nhung // Đầu tư, Số 116 (2007)/2009 .- 2009 .- Tr.4 .- 332.4

Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho dòng tiền chuyển động, làm cho các địa chỉ mà đồng tiền tìm kiếm đến liên tục thay đổi. Các kênh đầu tư như vàng và chứng khoán, bất động sản đều có những ưu điểm riêng. Áp lực thị trường tiền tệ làm cho giá chứng khoán tăng cao nhất, tiếp đến là giá vàng, sau đó mới tới bất động sản, tiết kiệm, USD và cuối cùng là giá tiêu dùng.

7 Một số vấn đề về quan hệ sở hữu trong tập đoàn kinh tế / GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn // Tài chính doanh nghiệp, Số 9/ 2009 .- 2009 .- tr.14 - 16 .- 338.5

Trình bày đặc trưng sỡ hữu của tập đoàn kinh tế; quá trình biến đổi sở hữu trong thành lập và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước như cơ cấu sở hữu của tập đoàn kinh tế, cơ chế quản lý phần vốn của nhà nước trong tập đoàn kinh tế.

8 Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý / Hữu Thiết // Thông tin Tài chính, Số 17/ 2009 .- 2009 .- tr. 9 – 11 .- 332

Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm đảm bảo hai mục tiêu: Tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo được tăng trưởng kinh tế; Kiểm soát được lạm phát và an toàn. Đồng thời cũng đưa ra những giải pháp: Hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng còn 25 - 27 %; Cần có công cụ kiểm soát được tín dụng; Cân đối hài hòa vốn và tín dụng.

9 Thị trường ngoại tệ trong chờ những cú hích mạnh hơn / TS. Nguyễn Đại Lai // Thông tin Tài chính, Số 17/ 2009 .- 2009 .- .- 332.45

Nhà nước và chính phủ đã đưa ra các giả pháp: Về lý thuyết thực hiện đồng thời thị trường và hành chính theo đúng nguyên lý của nó; Về cơ chế thị trường vấn đề ngoại tệ và tỷ giá phải đạt trong mối quan hệ; Về cơ chế hành chính như chống đôla hóa.

10 Thương mại Việt Nam với khủng hoảng kinh tế thế giới / PGS.TS. Nguyễn Văn Nam // Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 147/ 2009 .- 2009 .- tr. 3 – 7 .- 658.337

Trình bày thực trạng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến thương mại Việt Nam. Đồng thời đưa ra các giải pháp đối phó với khủng hoảng: Phát triển xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng; Phát triển thị trường nội địa; Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.