CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Giảng viên DTU
231 Thấy gì từ tục ngữ Êđê qua sinh thái Tây Nguyên / Hồ Quốc Hùng // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 22-32 .- 800.01
Nghiên cứu, nhận diện về tục ngữ Êđê dưới góc độ sinh thái tự nhiên rừng ở Tây Nguyên. Bài viết lý giải sự hài hòa giữa vai trò đàn ông thiên về tự nhiên với vai trò đàn bà hoạt động trong phạm vi làng như một trục quan hệ tương tác, tạo nên cấu trúc hoạt động của xã hội cổ truyền Êđê và rộng ra là các dân tộc anh em bản địa ở cả Tây Nguyên. Bài viết phác họa cấu trúc tục ngữ mang tính đặc thù của xá hội Êđê trong quan hệ sinh thái tự nhiên qua cách tư duy, biểu đạt về kinh nghiệm sống, lao động sản xuất.
232 Chuyển đổi số của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ tại Đà Nẵng hiện nay / // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 80-88. .- 338.4791
Chuyển đổi số là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng, hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường . Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nhận thức, vận dụng quá trình chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nên tảng ban đầu góp phần cho việc định hướng và thay đổi trong vấn đề tạo nhân sự trong kỉ nguyên số hiện nay.
233 Tác động của đại dịch Covid-19 đến định hướng nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch tại thành phố Đà Nẵng / Lý Thị Thương // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 34-41. .- 338.4791
Du lịch Đà Nẵng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, trong đó có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ lên ngành du lịch dịch vụ. Để kiểm soát dịch bệnh, hàng loạt tour du lịch bị hủy, lượt khách đến bị giảm sút đẫ đến hướng dẫn viên mất việc, mất phương hướng nghề nghiệp. Từ tình hình thực tế đã đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, giúp định hướng nghề nghiệp giữ lửa cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch phục hồi ngành kinh tế du lịch.
234 Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng hậu Covid-19 / Dương Thị Xuân Diệu // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 108-118. .- 338.4791
Bài báo thực hiện việc tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích tác động của dịch bệnh đến ngành du lịch. Tác giả tiến hành khảo sát khách du lịch nội địa nhằm phân tích hành vi và đánh giá của họ về Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng sự hài lòng của khách du lịch. Đồng thời nghiên cứu đưa ra định hướng phát triển phù hợp với tình hình sau dịch.
235 Phân tích ảnh hưởng của hệ thống điện mặt trời áp mái tới tổng nhu cầu phụ tải tại Việt Nam 2020 / Bùi Duy Linh, Nguyễn Hữu Đức // .- 2021 .- Số 4(47) .- Tr. 20-31. .- 621.3
Bài báo phân tích số liệu của điện mặt trời áp mái năm 2020 trong bối cảnh có sựu tăng trưởng đột biến về công suất đặt các tháng cuối năm đồng thời tính toán khôi phục lại phụ tải hệ thống điện quôc sgia phục vụ vận hành hệ thống điện.
236 Hiện trạng của lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thuốc có sự trợ giúp của máy tính / Phạm Thị Ly, Lê Quốc Chơn // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- 4(47) .- Tr. 37-44. .- 610
Bài báo khái quát nguyên lý hoạt động, những đóng góp của ứng dụng máy tính trong nghiên cứu và phát triển thuốc. Việc ứng dụng máy tính vào nghiên cứu thuốc nhằm tìm ra giải pháp nghiên cứu thuốc hiệu quả hơn giảm chi phí, giảm thời gian.
237 Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam / Phan Ngọc Hà // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 4(47) .- Tr. 125-130 .- 332.17
Trong hoạt động ngân hàng tín dụng được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ có độ rủi ro cao nhất. Bên cạnh đó ngân hàng thương mại cổ phần còn đối mặt với nhiều loại rủi ro lạm phát, thị trường, lãi suất, hối đoái, tái đầu tư, thanh khoản, chính sách, … Tùy nhiên những năm gần đây là rủi ro tín dụng. Từ tình hình thực tế đưa ra một số biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng.
238 Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng / Phạm Thị Thu Thủy, Trần Hoàng Anh, Ngô Thị Thanh Nga // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 16-23. .- 338.4791
Đề xuất giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu tổng quan tác động của dịch Covid-19 đến ngành du lịch và phân tích kết quả khảo sát của 130 doanh nghiệp. Hệ thống những cơ sở lý luận về kinh doanh ăn uống, du lịch, dịch vụ tác động Covid-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
239 Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại thành phố Đà Nẵng sau tác động của đại dịch Covid-19 / Hồ Minh Phúc // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 3-15. .- 338.4791
Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này phân tích các tác động tổng thể của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch, các rào cản thu hút khách quốc tế quay trở lại Đà Nẵng. Nghiên cứu đưa ra những định hướng phát triển như đa dạng hóa thị trường khách du lịch, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, hạn chế rủi ro trước các vấn đề khu vực thế giới nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, lữ hành Đà Nẵng.
240 Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng / Nguyễn Thị Ái Diễm, Huỳnh Lý Thùy Linh // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 24-33. .- 338.4791
Đà Nẵng có nhiều lợi thế trở thành điểm du lịch mua sắm nổi tiếng ở Việt Nam nhưng Đà Nẵng vẫn chưa khai thác hiệu quả. Trên cơ sở mô hình du lịch mua sắm của một số quốc gia nổi tiếng, nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng để phác thảo cơ sở lý luận về du lịch mua sắm và kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu có liên quan nhất để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng.