CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Giảng viên DTU

  • Duyệt theo:
241 Chính sách nhập cư châu Âu: Các yếu tố địa hình và nguyên nhân thất bại / Hồ Thu Thảo // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 2 (221) .- Tr. 24 – 34 .- 327

Phân tích một số yếu tố quan trọng định hình nên chính sách nhập cư của châu Âu, từ đó đưa ra nguyên nhân đằng sau sự thất bại của EU trong việc tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề giải quyết khủng hoảng nhập cư, tập trung vào mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia của các nước thành viên và những giá trị nhân quyền mà EU theo đuổi.

242 Hệ thống chính trị của Liên minh châu Âu hậu Brexit / Nguyễn Thị Trang // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 2 (221) .- Tr.5 – 45 .- 327

Tìm hiểu và phân tích những tác động của Brexit đối với hệ thống chính trị của EU, từ đó có cái nhìn mới hơn về vấn đề Brexit.

243 Quan hệ Việt – Pháp: Từ khởi nguồn lịch sử đến đối tác chiến lược sau hơn 45 năm nhìn lại / Nguyễn Văn Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 2 (221) .- Tr.63 – 73 .- 327

Trình bày mối quan hệ Việt – Pháp thời kỳ trước bình thường hóa. Thời kỳ mới trong quan hệ Việt – Pháp, sau hơn 45 năm nhìn lại. Bước tiếp nối quan hệ Việt – Pháp hướng tới tăng cường đối tác chiến lược.

244 Hợp tác qua biên giới Đông Nam Phần Lan – Nga và một số kiến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thị Vũ Hà, Nguyễn Anh Thu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 2 (221) .- Tr.75 – 86 .- 327

Giới thiệu tổng quan về Chương trình hợp tác qua biên giới (CBC) ở châu Âu và phân tích kinh nghiệm hợp tác biên giới Phần Lan – Nga để từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là một nước thành viên của Asean và đang tích cực xây dựng các chương trình hợp tác biên giới với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc.

245 Tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương đối với Việt Nam / Ngô Văn Vũ, Nguyễn Thùy Dương, Phạm Văn Nghĩa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 5 .- Tr.18 – 27 .- 327

Phân tích những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực và đề xuất một số giải pháp đối với Việt Nam.

246 Chênh lệch phát triển giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng / Nguyễn Hồng Nhung // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 37 – 51 .- 327

Tập trung đánh giá thực trạng chênh lệch phát triển các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) kể từ năm 2002, khi các nước này thực hiện Khung khổ Chiến lược lần thứ nhất 2002 – 2012 (SF I 2002 – 2012) cho đến nay thông qua cách tiếp cận 4 – I: thu thập, cơ sở hạ tầng, liên kết, và thể chế, đồng thời đề cập đến các hoạt động hội nhập trong Asean và GMS nhằm giảm chênh lệch phát triển giữa các nước GMS.

247 Giáo dục lý luận Mác – Lênin trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thanh Phúc // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 5 .- Tr.59 – 70 .- 370

Đề cập đến giáo dục tư duy lý luận, giáo dục đạo đức và giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

248 Đặc trưng cung đình của thơ ca chúa Trịnh / Nguyễn Mạnh Hoàng // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 5 .- Tr.97 – 102 .- 895.921

Phân tích những đặc trưng cung đình của thơ ca các chúa Trịnh ở Việt Nam thời trung đại về nội dung, về ngôn từ và bút pháp.

249 Nghiên cứu kết cấu cầu có mố liền khối sử dụng cho cầu nhịp trung tại Việt Nam / KS. Phan Công Nho, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, SV. Lê Văn Sơn,… // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 69 – 72 .- 624

Tập trung tìm hiểu một số nét chính về kết cấu cầu có mố liền khối: Ưu nhược điểm, đặc điểm cấu tạo và làm việc của kết cấu. Ngoài ra, còn có một số ví dụ làm rõ hơn sự khác biệt của kết cầu sử dụng mố liền khối với các kết cấu sử dụng mố thông thường.

250 Nghiên cứu mở rộng khả năng thử nghiệm các máy thủy lực kiểu pít-tông hướng trục trên băng thử MH-125AM / ThS. Dương Thế Anh, ThS. Trần Minh Đức, TS. Phạm Văn Thoan,… // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 8 .- Tr.96 – 99 .- 624

Trình bày một số kết quả nghiên cứu cải tiến để khảo nghiệm đo đạc đặc tính các máy thủy lực kiểu pít-tông hướng trục công suất lớn trên bằng thủy lực MH-125AM. Các kết quả nghiên cứu bao gồm các trang bị đồ gá, quy trình và hệ thống đô kiểu điện tử kết nối máy tính cho phép tự động hóa quá trình đo, ghi lưu trữ kết quả và xây dựng đồ thị đặc tính của máy thủy lực được kiểm tra trên băng thử.