CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Giảng viên DTU
201 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2021 / Ninh Văn Diện // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 6-8 .- 300
Bài viết trình bày 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2021, đây là hoạt động thường niên, thể hiện sự tôn vinh của giới báo chí đối với hoạt động KH&CN nước nhà. 10 sự kiện đã được lựa chọn thuộc 6 lĩnh vực: cơ chế chính sách, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng, tôn vinh nhà khoa học, hội nhập quốc tế. Đây là lần đầu tiên, Văn kiện Đại hội Đảng xác định “khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” là một trong các đột phá chiến lược để xây dựng và phát triển đất nước. Qua đó khẳng định, “khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” không chỉ là động lực mà còn là trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
202 Ẩn số nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam / Nguyễn Đức Khương, Phạm Trường Thi // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 30-32 .- 300
Phân tích ẩn số nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Đưa ra tầm nhìn cho đổi mới sáng tạo trong bối cảnh mới, chủ động chuẩn bị các nguồn lực và xác định các lợi thế để tạo lập ưu thế cạnh tranh của riêng mình có ý nghĩa quyết định. Con đường tiến đến thịnh vượng với đòn bẩy đổi mới sáng tạo chỉ thành công khi chúng ta biết cách tập trung phát triển nguồn lực con người, ứng dụng và tạo ra tri thức mới, lựa chọn cũng như phát triển công nghệ mới. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ, đặc biệt là đổi mới sáng tạo, có một vai trò chiến lược cho đổi mới mô hình tăng trưởng ở tất cả các quốc gia. Xu thế chủ đạo là biến đổi mới sáng tạo thành một đòn bẩy cho phát triển bền vững, gắn tăng trưởng với bảo vệ môi trường, hài hòa với thiên nhiên và hạnh phúc của người dân.
203 Chuyên gia, trí thức kiều bào chung tay cùng đổi mới sáng tạo quốc gia / Ngô Hướng Nam // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 33-35 .- 300
Trình bày việc huy động nguồn lực ngườu Việt Nam ở nước ngoài, hình thành Mạng lưới hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, đồng thời hỗ trợ chuyên gia, trí thức và doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động KH&CN tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trí thức kiều bào cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tin tưởng rằng với quyết tâm chính trị mạnh mẽ từ Đảng, Chính phủ, sự nổ lực và đồng lòng của toàn dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước, Việt Nam sẽ có cơ hội vươn lên bứt phá, trở thành một trong những điểm sáng về kinh tế, KH&CN của khu vực và toàn cầu.
204 Thúc đẩy hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam / Tạ Việt Dũng, Trần Thị Hồng Lan, Nguyễn Văn Chức // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 36-39 .- 330
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, là tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết nối cung – cầu công nghệ là một giải pháp quan trọng thúc đẩy sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu và phát triển với sản xuất, góp phần nâng cao trình độ và năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp… Bài viết điểm lại một số kết quả ứng dụng và chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này tại Việt Nam.
205 Huy động nguồn lực từ các “nhà sáng chế không chuyên” / Chu Thúc Đạt // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 40-42 .- 330
Mô tả các nguồn lực từ các “nhà sáng chế không chuyên”, họ là những người nông dân thuần túy, thợ thủ công…, và không ít sáng chế, sáng kiến của họ được ứng dụng vào thực tiễn đã đem lại lợi ích rất lớn phục vụ đời sống và sản xuất. Với sự đam mê tìm tòi, lao động sáng tạo không mệt mỏi, hàng năm các “nhà sáng chế không chuyên” đã có rất nhiều sáng kiến đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Để phát huy nguồn lực này, trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách…
206 TP Hồ Chí Minh và sứ mệnh phát triển thời kỳ hậu Covid-19 / Vũ Minh Khương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 43-45 .- 330
Trình bày sứ mệnh phát triển thời kỳ hậu Covid-19 của thành phố Hồ Chí Minh, bước đi khởi đầu của một nổ lực lớn vô cùng quan trọng, nó không chỉ tạo đà cho bước tiếp theo mà còn là một thông điệp lớn, bắt đầu của một hành trình gian khó nhưng vẻ vang phía trước. Điều đặc biệt ấn tượng là trong cơn hiểm họa chưa từng có này, Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh đã không chỉ đứng vững mà còn cho thấy những nổ lực bước đầu nhằm đưa công cuộc phát triển tiếp tục đi lên mạnh mẽ trong năm tới. Thông điệp đối với thành phố Hồ Chí Minh lúc này nên hàm chứa tầm nhìn chiến lược, khả năng kiến tạo, phẩm chất hiến dâng của lãnh đạo thành phổ.
207 Minh bạch hóa quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN / Nguyễn Minh Quang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 46-49 .- 363
Công cụ giám sát đập thủy điện Mekong (MDM) nhằm minh bạch hóa và đề cao trách nhiệm trong quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN. Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, việc sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn sông Mekong những năm qua đã khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước của khu vực hạ lưu ngày càng trở nên khó khăn. MDM được cho là công cụ tiên phong trong việc cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong quan trị nguồn nước xuyên biên giới ở các quốc gia thượng nguồn, giúp cung cấp dữ liệu và bằng chứng thực tế để hạn chế việc “thao túng thông tin”, từ đó cải thiện năng lực và sự chủ động ứng phó của cộng đồng ở vùng hạ lưu.
208 Hai bằng độc quyền sáng chế : sản phẩm từ nghiên cứu, đánh giá các bài thuốc dân gian vùng Tây Bắc / Hoài Hương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 58-60 .- 340
Trình bày sản phẩm nghiên cứu và đánh giá các bài thuốc dân gian vùng Tây Bắc đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp hai bằng sáng chế cho trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các bài thuốc dân gian đã chứng minh được hiệu quả sử dụng qua thời gian dài được lưu truyền qua các thế hệ đồng bào dân tộc thiểu số. Việc nghiên cứu các bài thuốc dân gian điều trị bệnh gan mật của khu vực Tây Bắc chính là bảo tồn tri thức văn hóa bản địa thông qua nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học hiện đại, góp phần làm giàu thêm các tri thức đó. Đồng thời nhằm tối ưu hóa, nâng cao hiệu quả các bài thuốc dân gian, phát triển các vùng dược liệu, chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao để phát triển sinh kế cho cộng đồng, từ đó góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội cho vùng Tây Bắc.
209 KH&CN góp phần đảm bảo an ninh, an toàn bức xạ hạt nhân quốc gia / Nguyễn Trọng Ngọ // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 64-65 .- 363
Đánh giá hiện trạng phông phóng xạ môi trường biển Việt Nam, khả năng phát tán, ảnh hưởng phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành gần lãnh thổ nước ta, đặc biệt đã chế tạo thành công hệ thiết bị quan trắc cảnh báo tự động phóng xạ môi trường biển, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn bức xạ hạt nhân quốc gia. Mặc dù luôn phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn ở mức cao nhất nhưng sự vận hành của các nhà máy điện hạt nhân này vẫn luôn mang lại những lo ngại sâu sắc, bởi vì nếu có sự cố xảy ra thì những hậu quả để lại sẽ vô vùng lớn, không chỉ đối với môi trường sinh thái mà còn cả tính mạng, sức khỏe con người.
210 Lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ cùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng / Vũ Thị Hiếu Đông // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 95-96 .- 363
Nghiên cứu trình bày lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ cùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng. Không chỉ thay đổi cơ cấu giống lúa, phương thức sản xuất lúa những năm gần đây cũng có sự chuyển hướng rõ nét. Thay vì sản xuất theo phương thức truyền thống, nhiều hộ nông dân chuyển sang sản xuất theo quy trình, quy chuẩn an toàn, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP…, tạo ra sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của từng đối tác thu mua. Với mục tiêu chọn tạo các giống lúa thơm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các nhà khoa học thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng đã nghiên cứu, lai tạo và chọn được 6 loại giống lúa thơm phục vụ vùng trồng lúa thơm của tỉnh, góp phần mở ra cơ hội cho việc sản xuất các loại gạo đặc sản của Việt Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.