CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Giảng viên DTU

  • Duyệt theo:
181 Một số vấn đề về quyền tác giả và giải pháp hoàn thiện / Trần Lê Hồng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 4-7 .- 340

Phân tích về việc sử dụng thống nhất và chính xác một số thuật ngữ chính liên quan đến quyền tác giả. Trong bài viết một số vấn đề pháp lý quan trọng về quyền tác giả đã được tác giả lựa chọn để trao đổi phục vụ cho việc tham khảo, đóng góp vào hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Do đó, cần làm rõ chính sách về quyền tác giả trong bối cảnh “nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ”, đặc biệt là : mức độ và cách thức bảo hộ; đảm bảo quyền và lợi ích của cộng đồng; đảm bảo khai thác hiệu quả đối tượng quyền sở hữu trí tuệ tạo ra từ ngân sách… Tương tự như vậy, để phát triển công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh, cũng cần làm rõ chính sách của Việt Nam đối với xu hướng “mở” để “cân bằng lợi ích” giữa “độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả” và “quyền tiếp cận của công chúng”, trong đó quyền tác giả là một trong những yếu tố quan trọng.

182 Chính sách nghiên cứu và đổi mới sáng tạo quốc gia của Thái Lan và bài học gợi suy cho Việt Nam / Santi Charoenporpattana, Siriporn Pittayasophon, Bạch Tân Sinh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 8-11 .- 330

Trình bày khái quát về lộ trình xây dựng chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thái Lan. Đặc biệt là những cải cách đột phá trong thời gian gần đây khi hướng ưu tiên quốc gia vào các mục tiêu bền vững, thông qua chính sách “Nền kinh tế xanh, Tuần hoàn và Sinh học – BCG”. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong nỗ lực xây dựng lộ trình chính sách STI, từ đó xác định được một số lựa chọn ưu tiên quốc gia với một số lĩnh vực phát triển cụ thể trong nông nghiệp và du lịch dựa trên thế mạnh quốc gia với một số lĩnh vực phát triển cụ thể trong nông nghiệp và du lịch dựa trên thế mạnh quốc gia về đa dạng sinh học, đồng thời đảm bảo những lựa chọn ưu tiên đó đóng góp vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

183 Sự hình thành các Spin-off tại Viện Khoa học Việt Nam thập niên 90 / Phạm Tuấn Huy, Phạm Thị Bích Ngọc // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 12-15 .- 330

Đánh giá sự hình thành, phát triển và kết thúc của các Spin-off trong quá khứ là cần thiết nhằm rút kinh nghiệm để xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách trong giai đoạn sắp tới về loại hình doanh nghiệp này. Qua sự trưởng thành và phát triển của những Spin-off nêu trên, có thể thấy chủ trương thành lập Spin-off trong giai đoạn những năm 90 cuả Viện KHVN là đúng hướng, phù hợp với yêu cầu gắn kết khoa học và sản xuất, đẩy nhanh tiến độ KH&CN vào thực tiễn đời sống, góp phần thương mại hóa những kết quả nghiên cứu. Một trong những trọng tâm của Bộ khoa học và Công nghệ giai đoạn này là nghiên cứu, đề xuất cơ chế thí điểm phát triển loại hình doanh nghiệp KH&CN khởi nguồn từ các trường đại học, viện nghiên cứu (doanh nghiệp Spin-off).

184 Đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu cùng Đồng bằng sông Cửu Long / Từ Diệp Công Thành // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 16-18 .- 363

Phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cũng như cả nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là bối cảnh biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long phải phát huy mọi tiềm năng vốn có, không để tụt hậu trong thời kỳ hội nhập. Để làm được điều đó, Đồng bằng sông Cửu Long phải cùng lúc tiến hành nhiều nhiệm vụ khác nhau trên tổng thể các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng... Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách, phải bắt đầu từ phát triển nguồn nhân lực – chiến lược phát triển con người, đáp ứng yêu cầu thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hội nhập và phát triển. Phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

185 Pháp luật cạnh tranh và thực thi quyền sở hữu trí tuệ : một số vấn đề cần quan tâm / Bùi Thị Hằng Nga // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 19-22 .- 340

Trình bày các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ có thể khiến cho việc thực thi quyền của chủ sở hữu trên thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh, đặc biệt trong trường hợp chủ thể lạm dụng quyền của mình để chèn ép hoặc loại bỏ đối thủ. Đó là lý do quan trọng để các nhà nghiên cứu khẳng định, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần được điều chỉnh bởi cả pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ phải được xem là một quyền tài sản và đương nhiên chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ phải có đầy đủ 3 quyền lực cao nhất đối với tài sản của mình, đó là: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Tuy nhiên, khác với tài sản hữu hình, tài sản sở hữu trí tuệ có các đặc trưng riêng biệt trong đó có quyền độc quyền và khó thay thế.

186 Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam : hiện trạng và những rào cản / Đặng Hoàng Hợp, Nguyễn Đăng Cường, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Văn Thành, Lê Thị Thu Hiền // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 23-24 .- 530

Trình bày giải pháp phát triển điện mặt trời tại Việt Nam góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và mục tiêu giảm phát thải nhà kính. Để đảm bảo phát triển điện mặt trời bền vững và hài hòa với các nguồn năng lượng khác, bên cạnh việc tính toán phê duyệt tổng công suất lắp đặt và phát điện phù hợp với mục tiêu từng giai đoạn, chúng ta phải có chiến lược dài hạn về tự chủ công nghệ như: tăng cường tài trợ cho các chương trình R&D, tạo kênh đầu tư và xây dựng các chương trình đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp điện mặt trời của đất nước. Việc liên tục cập nhật chính sách điện mặt trời sẽ tháo gỡ những khó khăn làm giảm nhịp độ phát triển của điện mặt trời, đồng thời ứng phó với những tình huống phát sinh bất ngờ trong tương lai.

187 Y tế viễn thông và tiềm năng phát triển / Võ Văn Tới, Trần Ngọc Việt, Lê Thị Thủy Tiên, Từ Thị Tuyết Nga // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 31-33 .- 610

Trình bày hệ thống y tế viễn thông và tiềm năng phát triển của ngành. Hệ thống y tế viễn thông (gọi tắt là viễn y) kết hợp nhiều công nghệ tiên tiến như nano, internet vạn vật, thực tế ảo, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo… để thiết kế thiết bị y tế cá nhân và hệ thống giúp bác sĩ theo dõi, chăm sóc bệnh nhân từ xa. Viễn y đang được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến và chắc chắn nó sẽ rất hiệu quả ở các nước đang phát triển - nơi hệ thống y tế còn thiếu thốn. Vai trò của viễn y càng trở nên hữu ích trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, buộc xã hội phải áp dụng các quy định 5K, giãn cách xã hội, tự cách ly… Đón trước xu thế này, Khoa Kỹ thuật Y sinh của Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã sớm đầu tư nghiên cứu dòng thiết bị viễn y và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

188 Chuyển đổi số tại Đại học Quốc gia Hà Nội : bước tiến đáng kể và con đường phía trước / Vũ Văn Tích // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 34-36 .- 332

Phân tích những bước tiến đáng kể trong chuyển đổi số tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi công nghệ số và chuyển đổi thể chế mới; làm thay đổi toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số và “thể chế số”. Nó không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển, tạo ra các giá trị mới. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, Đại học Quốc gia Hà Nội xác định chuyển đổi số vừa là cơ hội, vừa là nhiệm vụ sống còn trên con đường phát triển thể chế mới.

189 Ứng dụng chế phẩm vi sinh để giảm hàm lượng histamine trong nước mắm / Trần Thị Thu Hằng, Nguyễn Hoàng Anh, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lâm Đoàn, Nguyễn Thị Thanh Thủy // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 37-38 .- 570

Cho thấy quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh của các nhà khoa học có khả năng phân giải histamine và tạo ra sản phẩm nước mắm an toàn có hàm lượng histamine giảm khoảng 25-30% so với mẫu nước mắm ban đầu. Nước mắm là một loại nước chấm tinh túy không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Loại gia vị này hấp dẫn bởi hương vị đặc biệt cùng với giá trị dinh dưỡng cao. Khoảng 86% hàm lượng nitơ trong nước mắm là các nitơ hữu cơ và 49% là nitơ của các amino acid tự do. Histamine có vai trò quan trọng với cơ thể khi sử dụng với hàm lượng vừa đủ, nếu quá mức sẽ nguy hại đến sức khỏe con người. Ngộ độc histamine do thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng bất lợi trên hệ hô hấp như sổ mũi, hen suyễn do co thắt phế quản; các triệu chứng trên da như nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù mí mắt, môi sưng húp; triệu chứng trên mắt như viêm, đỏ kết mạc mắt; triệu chứng trên hệ tiêu hóa như sự tiết quá độ dịch vị ở dạ dày, tiêu chảy hoặc triệu chứng trên hệ tim mạch như giãn mạch, hạ huyết áp, tim đập nhanh, co thắt tim.

190 Xây dựng mô hình kinh tế xanh cho xã đảo ven bờ / Lê Xuân Sinh, Nguyễn Văn Bách, Bùi Thị Minh Hiền, Đoàn Thị Thanh Xuân // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 39-40 .- 330

Phân tích xây dựng mô hình kinh tế xanh cho xã đảo ven bờ nhằm nâng cao đời sống cho bà con cũng như bảo vệ môi trường tại các khu vực trọng yếu. Các xã đảo ven bờ là một địa bàn chiến lược quan trọng của đất nước, tuy nhiên đời sống của người dân tại các vùng này thường gặp nhiều khó khăn do tách biệt với đất liền. Họ đã và đang phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt tài nguyên tại chỗ, ô nhiễm môi trường, thiên tai… với mức độ ngày càng tăng. Nghiên cứu mở ra hướng mới cho ứng dụng mô hình kinh tế xanh ở các xã đảo ven bờ và các đảo nhỏ ở Việt Nam. Đồng thời khẳng định vai trò, trách nhiệm của các nhà khoa học đối với cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên.