CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Giảng viên DTU

  • Duyệt theo:
11 Bảo quản và xử lý vật chúng trong điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản / Trần Thị Nhã Nhung // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 38 – 40 .- 340

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình các văn bản có liên quan, trong quá trình điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng các cấp, đặc biệt là cơ quan điều tra thực hiện việc thu giữ, niêm phong, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản, đồ vật, tài liệu trong điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. Tuy nhiên, thực tiễn công tác này còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và những người có liên quan; thậm chí dẫn đến làm hư hỏng tài sản; gây lãng phí, thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới.

12 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng ở Việt Nam / Nguyễn Thùy Linh // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 41 – 45 .- 340

Bài viết khái quát về hoạt động công chúng và thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở Việt Nam; nêu ra một số bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước về công chứng và nguyên nhân; đồng thời để xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng.

13 Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh theo góc nhìn của liên minh Châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam / Trần Linh Huân // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 60 – 64 .- 340

Trên thế giới, khái niệm “hợp đồng thông minh” (smart contract) xuất hiện từ năm 1994, tuy nhiên phải đến khi xã hội công nghệ phát triển thì thuật ngữ này mới được chú ý và đưa ra nghiên cứu nhiều hơn. Dưới góc độ tiếp cận của pháp luật Việt Nam về hợp đồng hiện hành thì vẫn còn tồn tại nhiều rào cản, thách thức về mặt pháp lý đối với việc sử dụng hợp đồng thông minh. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Liên minh châu Âu (EU), bài viết tập trung nghiên cứu ba vấn đề: (i) Khái quát về hợp đồng thông minh và công nghệ chuỗi khối Blockchain; (ii) Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh theo góc nhìn của Liên minh châu Âu (EU); (ii) Một số gợi mở, đề xuất cho pháp luật Việt Nam về xác định bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh.

14 Khả năng phục hồi tài chính đối với cú sốc và thảm họa khí hậu / Nguyễn Minh Sáng // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 43 – 47 .- 332

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến thiệt hại kinh tế ngày càng tăng. Bài viết phân tích các chiến lược then chốt để xây dựng khả năng phục hồi tài chính ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và toàn cầu. Ở cấp độ cá nhân và hộ gia đình, các khuyến nghị bao gồm thiết lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm đầy đủ và đầu tư vào tài sản chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Các chính quyền địa phương nên đa dạng hóa nền kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng thực hành thông minh với khí hậu. Ở cấp độ quốc gia và quốc tế, các quỹ cứu trợ, chương trình bảo hiểm và cơ chế tín dụng điều kiện là rất cần thiết để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng. Xây dựng khả năng phục hồi tài chính có thể giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu.

15 Một số vấn đề về cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự / Nguyễn Hồ Phương Thảo // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 54 – 62 .- 332

Cho vay lãi nặng là một loại tội phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Việc cho vay lãi nặng có thể dẫn đến phá sản, tịch thu tài sản và thậm chí là bạo lực đối với người vay tiền. Các hoạt động cho vay nặng lãi vẫn len lỏi vào nền kinh tế bằng nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Bài viết khái quát một số vấn đề về cho vay, nguyên nhân, phân tích những khó khăn trong việc xử lý, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi.

16 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng / Nguyễn Tấn Khoa // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 63 – 69 .- 332

Phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng (TCNH) là một mục tiêu quan trọng của chính phủ và các cơ quan chức năng các quốc gia. Từ khi Việt Nam mở cửa áp dụng kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngành TCNH đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một hạt nhân quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ tội phạm trong lĩnh vực này gia tăng. Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng phòng chống tội phạm TCNH tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm TCNH tại Việt Nam trong thời gian tới.

17 Khẩu vị rủi ro của các ngân hàng Thương mại Việt Nam / Lê Hà Diễm Chi // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 70 – 74 .- 332

Bài viết tổng quan các lập luận về khẩu vị rủi ro (KVRR) và nhấn mạnh KVRR của các ngăn hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Dựa trên các lý luận khoa học đó, bài viết tìm hiểu cách lượng hóa KVRR trong nghiên cứu thực nghiệm. Sử dụng dữ liệu 26 NHTM Việt Nam từ năm 2012-2022, kết quả tính toán tỷ lệ KVRR cho thấy KVRR của các NHTM Việt Nam ở mức thấp, nhỏ hơn 1 trong giai đoạn 2012-2017 và đã cải thiện cao hơn 1 ở giai đoạn 2018-2020. Kết quả này hàm ý rằng các ngân hàng Việt Nam ngày càng cẩn trọng hơn trong hoạt động kinh doanh, chú tâm đến công tác quản trị rủi ro, nhằm hưởng đến sự ổn định, sự phát triển bền vững hơn là tập trung cho mục tiêu lợi nhuận.

18 Tác động của Deepfake đối với an ninh ngân hàng và tổ chức tài chính / Nguyễn Thanh Nga // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 75 – 78 .- 332

Trong báo cáo mới về quản lý rủi ro của trí tuệ nhận tạo (AI) trong lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về an ninh mạng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính khi họ phải đối mặt với với các thách thức mới liên quan đến các gian lận Deepfake. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả đưa ra những góc nhìn mới nhất về ảnh hưởng của công nghệ này đối với lĩnh vực tài chính và ngân hàng, bao gồm các hình thức tấn công/gian lận khác nhau, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro đến từ Deepfake.

19 Tác động của văn hóa tới tài chính / Trương Hoàng Diệp Hương // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 79 – 83 .- 332

Sự phát triển của thị trường tài chính đóng một vai trò to lớn trong phát triển kinh tế. Sự phát triển tài chính đòi hỏi phải có các chính sách mạnh mẽ để quản lý và giám sát tất cả các tổ chức quan trọng trên thị trường, đồng thời thúc đẩy người dân và doanh nghiệp tham gia thị trường. Nghiên cứu này cho thấy, yếu tố văn hóa quốc gia có ảnh hưởng đến sự phát triển và cấu trúc của thị trường. Theo đó, nắm được tác động của các yếu tố văn hóa, chính phủ các quốc gia cần xây dựng các chính sách đặc trưng theo từng quốc gia nhằm đưa ra các định hướng đúng và phù hợp hơn.

20 “Chặng cuối” của lạm phát toàn cầu : 7 rủi ro và 3 hàm ý chính sách / Nguyễn Hồng Nga // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 84 – 87 .- 332

Lạm phát toàn cầu đang chậm lại và các ngân hàng trung ương (NHTW) cũng đang chuẩn bị nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, vẫn còn “chặng cuối cùng”, có thể là khó khăn nhất; trong kịch bản lạm phát quay trở lại mức mục tiêu và nền kinh tế quay trở lại tiềm năng tăng trưởng, rủi ro vẫn khó tránh khỏi. Bài viết đề cập 4 chỉ báo của một kịch bản “hạ cánh mềm” của nền kinh tế toàn cầu, 7 rủi ro lạm phát có thể phát sinh trong kịch bản “hạ cánh mềm” và 3 hàm ý chính sách.