CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục Đại học

  • Duyệt theo:
51 Giáo dục Đại học tư thục khi khu vực công chiếm ưu thế: Trường hợp nước Đức / Barbara M. Kehm // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 41-43 .- 378

Bài báo này bàn về vai trò của giáo dục Đại học tư thục ở Đức. Nó cung cấp một số thống kê về quy mô của khu vực tư thục so với khu vực công, thảo luận về động cơ thành lập và điều hành một cơ sở giáo dục Đại học tư thục, tập trung vào những cuộc tranh luận và nhận thức của công chúng về khu vực tư nhân.

52 Nỗi lo sợ toàn cầu về sự can thiệp của nước ngoài vào giáo dục Đại học / Kyle A. Long, Chief Ethridge, Carly O’Connell và Kat Hugins // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2022 .- Số 107 .- .- 378

Bài viết xác nhận mối lo quan ngại ngày càng tăng trên toàn thế giới về việc các thực thể nước ngoài đang lợi dụng các cá nhân và tổ chức giáo dục vì mục đích xấu. Tác giả nêu bật những cáo buộc hoạt động gián điệp tuyên truyền và can thiệp chiến lược vào giáo dục Đại học ở quốc gia khác nhau. Đề xuất những giải pháp chống lại ảnh hưởng quá mức của nước ngoài.

53 Tương tác với Trung Quốc: Thế lưỡng nan trong giáo dục Đại học / Philip G. Altbach, Hans De Wit // .- 2022 .- Số 107 .- Tr. 16- 19 .- 378

Mối quan hệ học thuật trung Quốc trở thành chủ đề gây tranh cãi trên toàn cầu. Quan hệ thương mại ngày càng khó khăn, vấn đề hợp tác chính trị căng thẳng ảnh hường nghiêm trọng. Vì vậy việc tương tác và cộng tác là mối quan tâm của tất cả mọi người đặc biệt là sinh viên.

54 Nghiên cứu về giáo dục Đại học và đảm bảo chất lượng trong các trường Đại học Châu Phi / Hardson Kwandayi // .- 2022 .- Số 107 .- Tr. 25-28 .- 378

Đảm bảo chất lượng, nâng cao năng lực nhà quản lý là một cách để xây dựng năng lực nghiên cứu giáo dục Đại học. Việc thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng có nhiều khả năng được cải thiện, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục Đại học.

55 Chất lượng Scotch: Sự khác biệt của giáo dục Đại học Scotland / Neil Kemp, Wiliam Lawton // .- 2022 .- Số 107 .- Tr. 37-40 .- 378

Scotland tạo ra một không gian giáo dục Đại học phản ánh văn hóa chính trị riêng biệt của mình. Những khía cạnh của sự khác biệt này xoay quanh quan niệm của Scotland về công ích và việc hoạch định chính sách được mặc định là tìm kiếm những giải pháp hợp tác cho các vấn đề địa phương, quốc gia và toàn cầu.

56 Thực tiễn triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại một số trường Đại học ở châu Âu / Ngô Thị Thúy Huyền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 773 .- Tr. 109-111 .- 332.1

Bài viết nghiên cứu quá trình thực hiện tự chủ đai học về tài chính ở một số trường đại học ở châu Âu và rút ra bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học Việt Nam trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính hiện nay.

57 Một số đặc điểm về hợp tác giáo dục đại học Việt Nam – Hoa Kỳ (1995-2016) / Nguyễn Thị Huyền Thảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 11(108) .- Tr. 67-74 .- 327

Phân tích một số đặc điểm của hợp tác giáo dục đại học Việt Nam – Hoa Kỳ (1995-2016) nhằm bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu và đóng góp tư liệu cho việc nghiên cứu sâu hơn về sau.

58 Kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục đại học của một số nước trên thế giới : bài học cho Việt Nam / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 42-65 .- 371.1

Trong những năm gần đây, có rất nhiều xu hướng trong lĩnh vực giáo dục đại học được các nhà quản lý và nghiên cứu quan tâm – một trong số đó là quốc tế hóa. Điều này đòi hỏi phải có một sự hiểu biết sâu sắc về thuật ngữ này, cũng như những cách thức đa dạng và phức tạp của quốc tế hóa giáo dục đại học trong quá trình toàn cầu hóa. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra một cách nhìn tổng thể về quốc tế hóa trong giáo dục đại học và lợi ích của xu hướng này đối với các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn giới thiệu một vài bài học kinh nghiệm quốc tế hóa trong giáo dục đại học của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, cung cấp một số hàm ý cho các nhà quản trị nhằm mang lại cho các trường đại học những thay đổi tốt hơn để phát triển và hội nhập.

59 Thực tiễn triển khai cơ chế tự chủ tài chính ở một số trường đại học tại châu Á / Nguyễn Thị Thu Phương // .- 2021 .- Số 767 .- Tr. 62-64 .- 332.1

Tại châu Á, vấn đề tự chủ đại học về tài chính được thực hiện khá sớm, trong đó, một số quốc gia đã triển khai thành công chính sách này như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Bài viết này đánh giá, phân tích thực tiễn triển khai chính sách tự chủ tài chính ở một số trường đại học của các nước, từ đó, rút ra kinh nghiệm đối với Việt Nam.

60 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập / Vũ Phương Thảo // .- 2021 .- Số 767 .- Tr. 65-67 .- 332.1

Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng nhiều mô hình phát triển về quản lý tài sản công (TSC) nói chung và tại các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập nói riêng. Bài viết khái quát kinh nghiệm quản lý TSC tại các cơ sở GDĐH công lập ở các nước như: Canada, Trung Quốc, Australia và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý tài sản công ở các cơ sở GDĐH công lập.