CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giáo dục Đại học
61 Phát triển năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho sinh viên Đại học Việt Nam theo tiếp cận mô hình 7C / Nguyễn Thị Yến Ngọc // .- 2021 .- Số 07 (191) .- Tr. 24-34 .- 378
Nhiều nhà quản trị Đại học đã xem mô hình 7C là một mô hình nâng cao năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho thế hệ trẻ trong thế kỳ XXI. Nội dung cốt lõi của mô hình 7C là định hình khái niệm tự chủ và trách nhiệm cá nhân như là một quá trình bao trùm, chứ không chỉ là vị trí, chức vụ. Với đặc trưng và nội dung cốt lõi nên mô hình 7C đã được nhiều trường Đại học ở các nước phát triển vận dụng phát triển năng lực tự chủ cho sinh viên.
62 Giáo dục Đại học quốc tế ở Canada trong bối cảnh bình thường mới / Trần Thị Thu Hường // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- Số 7(280) .- Tr. 59-66 .- 378
Phác thảo mô hình đào tạo Đại học quốc tế mới và chỉ ra các cơ hội tiềm năng cho phát triển giáo dục quốc tế của Canada sau đại dịch Covid-19.
63 Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học ở Việt Nam hiện nay / Phạm Thị Lan // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2021 .- Số 48 .- Tr. 29-34 .- 378
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế hội nhập quốc tế với nhiều biến động phức tạp của xã hội. Trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận sinh viên thì việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam càng trở nên quan trọng và cần thiết. Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải những lý thuyết cơ sở của vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp khắc phục vấn đề cho sinh viên Đại học ở Việt Nam hiện nay.
64 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học / Phạm Tất Thành, Nguyễn Thị Tuyết Nga // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr.14 - 18 .- 344.59707
Bài viết này muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp lý khá đầy đủ về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học (BĐ&KĐCL), nhưng thực tế hoạt động BĐ&KĐCL còn nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém. phải chăng do đây là lĩnh vực mới nên cách tiếp cận trong xây dựng chính sách, pháp luật của Việt nam suốt thời gian qua là tiếp cận từng phần, ít nhiều mang tính chắp vá, thoạt đầu chịu ảnh hưởng tư tưởng kiểm định chất lượng của Mỹ, rồi chuyển sang học tập mô hình BĐCL Châu Âu, đến nay thì vay mượn gần như nguyên vẹn các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng AUN-QA. Nội dung bài viết chỉ ra rằng, để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật BĐ&KĐCL một cách bền vững, nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế thì cần chuyển sang cách tiếp cận tổng thể theo hướng xây dựng Khung BĐCL quốc gia trên cơ sở học tập các Khung BĐCL khu vực, đặc biệt là Khung BĐCL ASEAN.
65 Dự án đào tạo sở hữu trí tuệ ngành văn hóa – du lịch và định hướng xây dựng chương trình tổ chức giảng dạy văn hóa sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục Đại học / Từ Mạnh Lương // .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 95-104 .- 346.597
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng là chìa khóa hội nhập với thế giới. Trong lĩnh vực văn hóa và du lịch nước ta hiện nay các tổ chức cá nhân vẫn chưa nhận thức chính xác, đầy đủ về sở hữu trí tuệ cũng như vấn đề liên quan. Đặc biệt trong công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sở hữu trí tuệ như các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ… trong ngành văn hóa và du lịch ở Việt Nam còn bỏ ngỏ nhiều bất cập và hạn chế. Bài viết góp phần định hướng, tổ chức, giảng dạy, tập huấn về vấn đề sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và du lịch ở Việt Nam hiện nay.
66 Đổi mới quan hệ cơ bản tại các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam trong yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thế kỷ XXI / Vũ Thị Huyền, Vũ Thị Bích Liên // .- 2021 .- Kì 1 tháng 9 .- Tr. 7-10 .- 378
Với những thay đổi yêu cầu nhân lực và quan hệ lao động đã có những tác động lớn tới giáo dục Đại học và giáo dục nghề nghiệp. Định hướng nghề nghiệp là trách nhiệm của nhà trường là mục tiêu đào tạo. Trang bị cho người học kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. Xây dựng mối quan hệ của trường học và yêu cầu đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội hiện nay.
67 Thực trạng và giải pháp quản trị hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam / // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 80-83 .- 658
Trình bày rõ nét nội dung liên quan đến những vấn đề về quản trị, điều hành trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, liên quan đến cách thức quản lý và đánh giá kết quả hoạt động trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Từ đó, đề xuất một số giải pháp về quản trị đại học nhằm thúc đẩy tự chủ đại học phát triển bền vuwngx và hiệu quả.
68 Nghiên cứu về hiệu lực của chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam / Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Nguyệt Nương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 53-57 .- 332.12
Tín dụng sinh viên từ lâu đã được đánh giá là một trong những chính sách điểm nhấn của công cuộc phát triển bền vững, tối ưu hóa tài chính giáo dục, đặc biệt là đối với giáo dục đại học và thúc đẩy sự bình đẳng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục bậc cao của học sinh, sinh viên. Bài viết trình bày những khía cạnh quan trọng của chương trình tín dụng sinh viên tại Việt Nam đồng thời khảo sát tính hiệu quả và phân tích tiềm năng cũng như hạn chế, nhằm mục đích tìm ra hướng đi tối ưu nhất.
69 Áp dụng dạy và học trực tuyến trong trường Đại học ưu - nhược điểm và một số lưu ý / Phạm Thị Xuân Hà // .- 2021 .- kì 1 tháng 5 .- Tr. 13-15 .- Tr. .- 378
Nghiên cứu tập trung đánh giá cách học online đối với sinh viên Đại học.Vai trò việc học onilne, ưu điểm, nhược điểm, thực trạng của việc học online. Cách thức quan điểm của sinh viên Đại học Thương mại về việc học online. Một số kiến nghị về việc dạy và học online.
70 Nghiên cứu doanh nghiệp học thuật Spin-offs từ các trường đại học trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam / Đinh Văn Toàn // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 149+150 .- Tr. 167-176 .- 658
Bài báo tập trung nghiên cứu về các công ty Spin-offs và các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp này từ các cơ sở giáo dục đại học ở một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu học thuật đã công bố và kết quả nghiên cứu thực trạng tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, bài viết đưa ra các vấn đề cần quan tâm về chính sách và cải cách thể chế đối với giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh yêu cầu cải cách thể chế và môi trường cho phát triển doanh nghiệp từ các trường đại học thì tự chủ toàn diện cho các trường để đổi mới tổ chức, khuyến khích khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động thương mại hóa là một vấn đề cấp bách được đặt ra.