CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giáo dục Đại học
1 Nội dung giáo dục lí tưởng cách mạng cho sinh viên các trường đại học trong giai đoạn hiện nay / Vũ Thị Minh Tâm // .- 2024 .- Tập 20 - Số 05 .- Tr. 46-49 .- 370
Bài viết tập trung bàn về nội dung giáo dục lí tưởng cách mạng cho sinh viên các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.
2 Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở trường đại học hiện nay – tiếp cận từ vai trò của giảng viên / Lê Xuân Thủy, Nguyễn Quang Bình // .- 2024 .- Tháng 1 .- Tr. 99-108 .- 370
Phân tích và làm rõ nội hàm môi trường văn hóa sư phạm ở trường Đại học và vai trò của giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở trường Đại học hiện nay. Trên cơ sở đánh giá khái quát yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tác giải đề xuất một số biện pháp chính nhằm tiếp tục phát huy vai trò giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở trường Đại học trong giai đoạn hiện nay.
3 Tổng quan một số nghiên cứu về tự chủ trong giáo dục đại học ở Việt Nam / Nguyễn Văn Cừ // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 102 – 114 .- 340
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đặt ra nhiều vấn đề cần đổi mới đối với giáo dục đại học tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Bài viết phân tích một số kết quả nghiên cứu về vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian qua, làm cơ sở xác định những định hướng nghiên cứu mới thúc đẩy hiệu quả tự chủ trong giáo dục đại học ở Việt Nam.
4 Xây dựng, khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn Thị Thanh Liên // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 49-51 .- 378
Ngày 25/09/2023,Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1117/QĐ-TTg Phê duyệt Chương xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) trong giáo dục đại học với mục tiêu cụ thể đoạn 2023- 2026 là xây dựng và vận hành cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học. viết dưới đây chia sẻ những thông tin tổng quan về tài nguyên giáo dục mở và lợi ích, thuận lợi, khó của các trường đại học trong xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở. Từ đó, tác giả luận bàn về một giải pháp để xây dựng, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu này trong trường đại học góp vào sự phát triển kinh tế bền vững.
5 Định hướng ứng dụng marketing để phát triển các cơ sở giáo dục đại học ở Đại học Thái Nguyên / Nguyễn Văn Hùng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 80-82 .- 658.8
Đại học Thái Nguyên đang chuyển dần sang cơ chế tự chủ và hội nhập quốc tế. Các Trường Đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên đứng trước những thách thức khổng hề nhỏ về sự cạnh tranh khi giáo dục đại học chuyển sang cơ chế tự chủ và hội nhập quốc tế. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần có những phương thức phù hợp hơn trong việc quản lý điều hành các cơ sở giáo dục đại học. Bài viết này sẽ làm rõ các căn cứ để vận dụng các nguyên lý marketing vào lĩnh vực giáo dục đại học, để phát triển bền vững trong thời kỳ mới.
6 Tính đa dạng của hình thái đánh giá trong giáo dục đại học hiện nay: Tầm quan trọng và thách thức / Phạm Hữu Mỹ Dục // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 17-23 .- 370
Bài báo tập trung vào vai trò và ưu điểm của tính đa dạng trong hình thức đánh giá trong lĩnh vực giáo dục. Thông qua việc phân tích sâu các thách thức và cơ hội, bài báo đề xuất các phương pháp và chiến lược để thực hiện tính đa dạng trong đánh giá giáo dục. Điều này bao gồm việc tạo điều kiện cho sự linh hoạt và thích ứng, sử dụng công nghệ hỗ trợ, đào tạo và hỗ trợ giảng viên, thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ kiến thức, cũng như xây dựng cộng đồng hỗ trợ. Tóm lại, bài báo cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách áp dụng tính đa dạng trong đánh giá giáo dục và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc này đối với sự phát triển toàn diện của người học và giảng viên.
7 Đào tạo từ xa tại Trường Đại học Mở Hà Nội trên cơ sở tiếp cận khung đảm bảo chất lượng của Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á / Bùi Thị Lự // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 151-157 .- 370
Bài viết tập trung phân tích thực trạng chất lượng đào tạo từ xa tại Trường Đại học Mở Hà Nội trên cơ sở tiếp cận khung đảm bảo chất lượng của Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (AAOU), từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo từ xa tại trường nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và thị trường lao động hiện nay.
8 Phát triển năng lực số cho đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học / Đậu Thị Hồng Thắm, Nguyễn Thị Loan // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 168-173 .- 370
Bài viết tập trung xem xét khung năng lực số của giảng viên đại học và định hướng phát triển năng lực số cho giảng viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
9 Thực trạng đào tạo kĩ năng xanh trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam / Lương Minh Phương, Ngô Thị Thanh Tùng, Đinh Thị Bích Loan, Phạm Thị Vân, Nguyễn Thị Thanh Thủy // .- 2024 .- Tập 20 - Số 03 .- Tr. 15-23 .- 370
Thông qua tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết trình bày thực trạng đào tạo kĩ năng xanh trong giáo dục đại học ở Việt Nam.
10 Báo cáo trách nhiệm xã hội tại các trường đại học Việt Nam / Lê Thị Thanh Hải, Phạm Thị Mai Anh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 134-139 .- 378
Trường đại học có trách nhiệm xã hội đối với tất cả các bên hữu quan và có trách nhiệm phải công bố thông tin về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà trường, đặc biệt trong bối cảnh đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cũng như do nhu cầu sử dụng thông tin của các bên hữu quan của trường đại học ngày càng cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc thực hiện lập và công bố báo cáo trách nhiệm xã hội của các trường đại học còn hạn chế cả về nội dung và hình thức. Nghiên cứu khái quát khung lý thuyết về trách nhiệm xã hội của các trường đại học (USR) và hệ thống báo cáo trách nhiệm xã hội của trường đại học trên thế giới, thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng các báo cáo hiện hành của các trường đại học Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nâng cao hoạt động công bố thông tin về thực hiện trách nhiệm xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững của các trường đại học một cách phù hợp theo từng giai đoạn.