CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục Đại học

  • Duyệt theo:
21 Nâng cao tính tích cực trong học tập cho sinh viên Trường Đại học Đại Nam / Nguyễn Thị Cẩm Chi, Đặng Văn Dương // .- 2024 .- Số 2 - Tháng 2 .- Tr. 71-77 .- 370

Bài báo đã tiến hành nghiên cứu thực trạng tính tích cực trong học tập của sinh viên Trường Đại học Đại Nam, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao tính tích cực trong học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

22 Vai trò của giảng viên triết học Mác – Lênin trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trường đại học công đoàn hiện nay / Trương Thị Xuân Hương // .- 2024 .- Số 2 - Tháng 2 .- Tr. 78-83 .- 370

Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Trường đại học Công đoàn được thực hiện chủ yếu và trước hết là ở môn Triết học Mác - Lênin - Môn khoa học khái quát những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, đem lại cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn, khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Đây là môn học có tính trừu tượng, tính khái quát cao. Do đó, vai trò của giảng viên là hết sức quan trọng, đòi hỏi giảng viên phải thúc đẩy tính tích cực và tính say mê tìm tòi của sinh viên trong quá trình học, phải gắn những vấn đề lí luận với thực tiễn cuộc sống để lí luận trở nên gần gũi và dễ hiểu, dễ nhớ.

23 Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán – Vai trò tổ chức nghề nghiệp / Trần Khánh Lâm // .- 2024 .- Số 246 - Tháng 3 .- Tr. 74-83 .- 657

Nghiên cứu này tập trung vào sự tương tác giữa giáo dục đại học và nghề nghiệp trong ngành kế toán - kiểm toán, nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết hợp giảng dạy, thực hành và nghiên cứu. Đặc biệt, trong thời đại số hóa, nghiên cứu từ các quốc gia khác nhau như Brazil, Ghana và Nam Phi cho thấy, sự thích ứng và đổi mới trong giáo dục kế toán. Đồng thời, nêu bật những thách thức như sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực tiễn nghề nghiệp. Phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính, đánh giá có hệ thống với mục tiêu cải thiện chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành. Kết luận, nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác giữa trường đại học và tổ chức nghề nghiệp để phát triển chương trình giáo dục kế toán và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.

24 Chênh lệch về tiền lương do việc làm không phù hợp với trình độ của người lao động tốt nghiệp đại học ở Việt Nam / Vũ Thị Bích Ngọc, Khúc Thế Anh, Trần Quang Tuyến // .- 2024 .- Số 321 - Tháng 03 .- Tr. 31-40 .- 330

Nghiên cứu này phân tích chênh lệch thu nhập của người lao động có bằng đại học làm việc đúng trình độ và người làm việc thừa trình độ. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ bộ số liệu Điều tra lao động việc làm năm 2019 và năm 2022. Chúng tôi sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder thực hiện phân tách mức chênh lệch về thu nhập của người lao động làm việc đúng trình độ và thừa trình độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người làm việc thừa trình độ bị thiệt hại đáng kể về thu nhập so với người làm việc đúng trình độ. Nguyên nhân đến từ đặc điểm của người lao động, môi trường làm việc và tác động tương tác của cả hai yếu tố trên. Một số hàm ý chính sách cũng được chúng tôi đưa ra nhằm thu hẹp khoảng cách này.

25 Xuất khẩu giáo dục đại học của Việt Nam sang châu Phi: Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp / Phạm Thị Kim Huế, Đào Tùng // .- 2023 .- Số 06 (214) - Tháng 6 .- Tr. 19 - 27 .- 327

Xuất khẩu giáo dục đại học của Việt Nam sang châu Phi hiện đang được đẩy mạnh không chỉ nhằm mang lại nguồn thu to lớn mà còn gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi. Trên thực tế, xuất khẩu giáo dục của Việt Nam sang châu Phi xuất hiện từ bao giờ, thực trạng ra sao, gặp những thuận lợi và khó khăn gì, và làm thế nào để thúc đẩy. Bài nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi trên.

26 Hứng thú của sinh viên trong học tập môn Vật lí với hình thức đào tạo kết hợp (Nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông) / Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Tập 20 - Số 02 .- Tr. 55-59 .- 370

Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu hứng thú của sinh viên năm thứ nhất trong quá trình học tập môn Vật lí đào tạo bằng hình thức học tập kết hợp 70/30 (70 offline và 30 online) tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông. Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn cụ thể hơn về hứng thú của sinh viên trong học tập kết hợp trực tuyến và truyền thống, từ đó đưa ra giải pháp nhằm giúp sinh viên học tập tốt học phần này để nâng cao chất lượng dạy và học.

27 Giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục ở các trường đại học trong quân đội hiện nay / Lê Quang Mạnh, Lê Ngọc Tường // .- 2024 .- Tập 20 - Số 01 .- Tr. 12-19 .- 370

Chuyển đổi số là quá trình tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Chuyển đổi số diễn ra ở tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học - nơi cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao không thể đứng ngoài hay chậm trễ. Trong bài viết, tác giả khái lược những vấn đề cơ bản nhất của chuyển đổi số trong giáo dục, đi từ những khái niệm cơ bản nhất đến những vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu.

28 Phát triển tư duy phản biện cho sinh viên trong giáo dục đại học / Đinh Thị Quỳnh Hà // .- 2024 .- Tập 20 - Số 01 .- Tr. 20-25 .- 370

Tư duy phản biện có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Đây luôn đươc nhìn nhận là một trong những những kĩ năng tư duy quan trọng nhất mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi các ứng viên. Do vậy, tư duy phản biện là kĩ năng được yêu cầu sinh viên tốt nghiệp đáp ứng trong hầu hết các chương trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Kĩ năng này được đề cập trong các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cũng như trong các chuẩn đầu ra của các học phần liên quan. Người sở hữu tư duy phản biện tốt là cá nhân có năng lực phân tích và đánh giá thông tin; khả năng lập luận, đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn trên nền tảng suy luận logic. Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, tư duy phản biện được đánh giá là chìa khoá thành công. Vì vậy, việc đưa tư duy phản biện vào nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy là điều cần thiết đối với các cơ sở đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

29 Các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Mộng Thu // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 66-68 .- 428

Nghiên cứu này nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận và phân tích các các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên của các trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả chỉ ra 06 yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên của các trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh gồm: Sự tự khẳng định bản thân, Hoàn thành môn học, Cơ hội nghề nghiệp tương lai, Mong muốn của Gia đình, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên của các trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh, góp phần thúc đẩy và phát triển nguồn nhân lực tương lai.

30 Đào tạo đại học theo hướng chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế / Nguyễn Thế Bính // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 30-32 .- 330

Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, qua đó, chuyển đổi mô hình quản trị và tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng thông minh, đổi mới sáng tạo. Thực tiễn khẳng định, mức độ phát triển của nền kinh tế luôn gắn chặt với mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo. Trước bối cảnh đó, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đứng trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực để thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế. Để thực hiện được sứ mạng đó, các chương trình đào tạo cần được xây dựng với cấu trúc, nội dung theo hướng chuyển đổi số, đảm bảo cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng và mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp, đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong xu thế chuyển đổi số hiện nay.