CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ẩn dụ ý niệm
21 Miền nguồn vị trong ẩn dụ ý niệm chỉ cảm xúc tiếng Việt và tiếng Anh / Vũ Thị Sâm // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 3(389) .- Tr. 48-55 .- 420
Tập trung khảo sát và phân tích cơ chế ánh xạ của ẩn dụ ý niệm cảm xúc của con người là vị trong tiếng Việt và tiếng Anh, với hi vọng góp thêm một mảnh ghép và “bức tranh” tri nhận về một phạm trù khó nắm bắt như cảm xúc của người Việt và cộng đồng nói tiếng Anh.
22 Ẩn dụ ý niệm trong thuật ngữ về doanh nghiệp trong tiếng Anh và tiếng Việt / Nguyễn Thị Thúy Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 2(336) .- Tr. 89-95 .- 400
Tìm hiểu phương thức hình thành thuật ngữ về doanh nghiệp dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Với ngữ liệu là 496 thuật ngữ tiếng Anh và 496 thuật ngữ tiếng Việt, nghiên cứu đã tìm ra các mô hình ẩn dụ ý niệm trong cấu tạo thuật ngữ: Doanh nghiệp là công trình xây dựng, doanh nghiệp là con người, và doanh nghiệp là cây.
23 Ẩn dụ ý niệm “Dịch Covid-19 là hiện tượng tự nhiên dữ dội” / Phan Thị Hương Quỳnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 10 (331) .- Tr. 20-26 .- 800.01
Ẩn dụ ý niệm “Dịch Covid-19 là hiện tượng tự nhiên dữ dội” là một trong những phương thức tư duy của con người khi chúng ta tri nhận về đại dịch này. Tư liệu của bài viết này là 100 bài báo viết về covid khảo sát trên những trang báo mạng chính thống của Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy nguyên lí của sự tri nhận bao giờ cũng bắt nguồn từ miền kinh nghiệm của con người.
24 Đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong các bình luận thể thao tiếng Anh và tiếng Việt (trên cứ liệu báo Vietnamnet và the Guardian) / Đỗ Thị An // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 9(330) .- Tr. 103-109 .- 400
Bài viết nghiên cứu theo hướng đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong các bình luận thể thao lấy theo nguồn báo điện tử của cả Việt Nam lẫn nước ngoài, thông qua kênh Vietnamnet và the Guardian. Bài viết tập trung phân tích các ẩn dụ cấu trúc trong các bình luận thể thao.
25 Miền nguồn hành trình trong các ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ / Nguyễn Xuân Hồng // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 4(278) .- Tr. 3-13 .- 400
Khái quát việc triển khai ý niệm trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và diễn ngôn chính trị tiếng Anh Mỹ dựa vào miền nguồn hành trình đồng thời tiến hành so sánh các biểu thức ẩn dụ ý niệm tiêu biểu trong diễn ngôn chính trị của hai ngôn ngữ dựa vào miền nguồn này.
26 Ẩn dụ đa phương tiện trong quảng cáo truyền hình về trà ở Việt Nam / Nguyễn Thị Ngọc Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 39-47 .- 800.01
Xác định mối quan hệ ba phương thức khi biểu đạt miền đích và miền nguồn trong quảng cáo truyền hình về trà tại Việt Nam. Bên cạnh đó, phép ẩn dụ phê phán được sử dụng bổ trợ cho phân tích ẩn dụ ý niệm nhằm khai phá các hệ tư tưởng tiềm tang trong các thước phim quảng cáo truyền hình.
27 Ẩn dụ ý niệm con người là thực thể sống dưới nước trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt / Ngô Tuyết Phương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(322) .- Tr. 23-28 .- 400
Bài viết căn cứ vào mô hình ẩn dụ cấu trúc, trong đó, dạng ẩn dụ ý niệm tiêu biểu mà miền nguồn là “thực thể sống dưới nước” với các đặc trưng trong môi trường nước … tạo nên các ánh xạ sang miền đích “con người”. Thông qua việc tổ chức lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm, bài viết nêu lên kiểu tư duy đặc thù trong cấu trúc ý niệm mang tính phổ quát, đặc trưng trong tư duy văn hóa Việt.
28 Ẩn dụ ý niệm “công trình xây dựng” trong tiếng Anh và tiếng Việt / Lê Lâm Thi, Đỗ Thị Xuân Dung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(322) .- Tr. 29-40 .- 400
Phân tích và chỉ ra một số mô hình ẩn dụ ý niệm từ miền nguồn công trình xây dựng trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm trong hai ngôn ngữ.
29 Ẩn dụ ý niệm “cuộc đời là thực phẩm” trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt / Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Văn Chính // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 11-22 .- 400
Bài viết áp dụng khung lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận vào khối liệu thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt để tìm ra được các biểu thức ẩn dụ ý niệm “cuộc đời là thực phẩm” và các ẩn dụ bậc dưới của ý niệm này, từ đó chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa bộ ba ngôn ngữ - văn hóa – tư duy được thể hiện qua các biểu thức ý niệm.
30 Ẩn dụ ý niệm “tình yêu là cuộc hành trình” trong ca dao Nam Trung Bộ / Đào Duy Tùng, Trần Văn Thịnh, Đoàn Thị Phương Lam // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 23-30 .- 800.01
Phân tích ẩn dụ ý niệm “tình yêu là cuộc hành trình (trên cạn, trên sông nước), qua cứ liệu ca dao Nam Trung Bộ. Ngoài thuộc tính phổ quát, ẩn dụ này còn mang những đặc trưng của ca dao Nam Trung Bộ. Do đó, bên cạnh việc cung cấp, khẳng định giá trị văn hóa của cứ liệu, bài viết còn lý giải cách mà người Việt Nam Trung Bộ nhận thức và sống bằng ẩn dụ này như thế nào.