CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển đổi số
321 Thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong chuyển đổi số / Lương Văn Hải // Ngân hàng .- 2021 .- Số 9 .- Tr.27 - 34 .- 658
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tác động sâu rộng đến nền kinh tế thế giới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số ở một số ở mọi quốc gia. Chính vì vậy, công nghệ số ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, đặc việt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Việc chuyển đổi số ở các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong những năm qua đã mang lại cho các ngân hàng những lợi ích và lợi thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số ở các NHTM đang gặp nhiều khó khăn, thách thức và vấn đề đặt ra cho các NHTM là cần chuyển đổi số thế nào cho phù hợp với điều kiện và xu hướng hiện nay. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng chuyển đổi số, chỉ ra những khó khăn, thách thức mà các NHTM đang phải đối mặt, từ đó đề xuất một số giải pháp và khuyến khích nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số ở các NHTM trong thời gian tới.
322 Mấu chốt của chuyển đổi số là nguồn nhân lực / Giang Nguyễn // .- 2021 .- 392 .- Tr. 60-61 .- 658.3
Năm 2021 tiếp tục nhiều thách thức với doanh nghiệp, trong đó có ngành dệt may. Chuyển đổi số hay số hóa doanh nghiệp vẫn được nhận định là xu hướng cho hầu hết các ngành hàng sản xuất xuất khẩu. Chuyển đổi số ngành dệt may có những chuyển động bứt phá mới.
323 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và COVID19 / // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 286 .- Tr. 58-67 .- 658
Dịch Covid19 bùng phát đã tạo sức ép buộc các quốc gia, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân thay đổi hành vi, trong đó có hành vi học tập. Bài viết được thực hiện với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh đó. Mô hình kết hợp giữa TPB và TAM được sử dụng để nghiên cứu. Các phân tích EFA, CFA và SEM trên nền cơ sở dữ liệu thu thập được từ khảo sát 913 sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên toàn quốc, đã khẳng định cả 4 yếu tố trong mô hình nghiên cứu (hiệu chỉnh), gồm: những thay đổi của nhà trường, cảm nhận về giá trị, và thái độ của sinh viên với việc học trực tuyến đều có ảnh hưởng thuận chiều tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của họ. Một số bình luận và kiến nghị đã được đề xuất để giúp cho việc học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh “bình thường mới” hiệu quả hơn.
324 Chuyển đổi số ngân hàng không chỉ là thay đổi công nghệ / Nguyễn Anh Tuấn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 9 (570) .- Tr. 66-68 .- 332.12
Chuyển đổi kỹ thuật số lf một trong những cụm từ phổ biến nhất trong lĩnh vực ngân hàng - thực sự đang được diễn ra một cách chậm chạp( ít nhất là đói với người tiêu dùng). Qua đại dịch, nhiều người nhận thấy nhà cung cấp dịc vụ ngân hàng hiện tại của họ không đáp ứng nhu cầu. Điều đó không làm họ bận tâm nhiều vì họ nhanh chóng tìm thấy những lựa chọn thay thế.
325 Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng : nhìn từ triển khai ứng dụng Video banking / Nguyễn Đoàn Châu Trinh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 98-100 .- 332.12
Bài viết thảo luận về video banking, các kênh của video banking, lợi ích mà nó mang lại, thách thức mà các ngân hàng VN phải đối mặt khi triển khai loại hình dịch vụ này trong tương lai.
326 Chuyển đổi số với hoạt động marketing của doanh nghiệp Việt Nam / Bùi Phương Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 82 - 84 .- 658
Những thách thức từ quá trình hội nhập, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đặc biệt là ảnh hưởng to lớn của đại dịch covid 19 đã khiến các doanh nghiệp phải hết sức nổ lực trong việc thay đổi và thích ứng. Bên cạnh đó, các thói quen tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phát triển the hướng số hoá. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số nổi lên như một xu thế tất yếu trong thười đại mới, nhiều doanh nghiệp coi chuyển đổi số như một chiến lược quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
327 Quản lý rủi ro và tuân thủ của các ngân hàng thương mại / Nguyễn Đức Trung, Trần Kim Long // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 23-26 .- 332.12
Trong suốt thập niên qua, hoạt động quản lý rủi ro và tuân thủ trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi, bắt nguồn từ sự thay đổi trong quy định và luật lệ, sự xuất hiện của các công nghệ và dịch vụ mới, sự cạnh tranh từ các công ty công nghệ tài chính (fintech). Bài viết tổng quát về xu hướng quản lý rủi ro và tuân thủ của các ngân hàng hiện nay; đồng thời, nhận diện thách thức, khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp giúp hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam quản lý rủi ro và tuân thủ hiệu quả trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
328 Thực trạng và thách thức trong chuyển đổi số của ngành ngân hàng tại Việt Nam / Đoàn Thị Thanh Hoà // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 36-42 .- 332.12
Công nghệ số mang đến những thay đổi lớn cho hệ thống ngân hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới khi từng bước chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa. Thời gian qua, các ngân hàng thương mại VN đang nỗ lực tìm kiếm, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới như: Internet vạn vật kết nối, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,...vào thanh toán điện tử, quản trị và phân tích hành vi khách hàng nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ. Mặc dù đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình chuyển đổi số, rất nhiều thách thức đặt ra cho ngành ngân hàng và cần phải có những giải pháp phù hợp để các ngân hàng VN nâng mình lên một tầm cao mới, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
329 Chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa: Loay hoay xoay vốn / Kim Dung // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 41-43 .- 332.1
Chuyển đổi số chính là cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, 99% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn về vốn, nên chuyển đổi số vẫn chỉ là sự “khao khát” của khoảng 72% doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thống kê từ Tập đoàn hệ thống công nghệ Hoa Kỳ Cisco cho thấy, quá trình số hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam có thể đóng góp từ 24-30 tỷ USD vào GDP năm 2024. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 70% doanh nghiệp nhó và vừa tại Việt Nam phản ứng thụ động với những thay đổi của thị trường. Gần 80% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số.
330 Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Đàm Thanh Tú, Trần Trọng Nguyên // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 285 .- Tr. 10-19 .- 330
Hiện nay, kinh tế số đã phát triển mạnh mẽ và làm thay đổi nhanh mọi mặt của đời sống xã hội, đóng góp rất đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia. Hiểu biết một cách đúng đắn và toàn diện cả về lợi ích cũng như về thách thức đối với kinh tế số là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế số theo con đường tối ưu nhất. Bài viết này cung cấp khái niệm về kinh tế số, cách đo lường kinh tế số và chỉ ra một số thách thức từ sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Qua đó, bài viết đề xuất sáu nhóm giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế số Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030.