CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính toàn diện
1 Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội / Trần Thị Thu Hường, Lê Thị Đức Hạnh, Phạm Văn Thắng // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 53-60 .- 332
Tài chính toàn diện mang đến cho người dân các dịch vụ tài chính thuận tiện và chất lượng, mở rộng khả năng tiếp cận cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, đồng thời tạo cơ hội đồng đều và hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế. Nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH), từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tài chính toàn diện tại NHCSXH.
2 Tài chính toàn diện và hiệu quả của chính sách tiền tệ : phân tích thực nghiệm ở Việt Nam / Bùi Duy Hưng // .- 2024 .- Số 10 - Tháng 5 .- Tr. 1-6 .- 332.1
Bài viết này sử dụng một mô hình đơn giản để phân tích mối quan hệ giữa tài chính toàn diện (Financial Inclusion - FI) và chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2023. Thay vì sử dụng các chỉ số riêng lẻ để thể hiện sự phát triển của FI, bài viết xây dựng một chỉ số tổng hợp thể hiện mức độ phát triển FI. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng chỉ số phát triển FI (FI Index - FII) sẽ làm giảm lạm phát. Ngoài ra, lãi suất cho vay của các ngân hàng có mối quan hệ tiêu cực với lạm phát ở Việt Nam. Hệ số âm giữa lạm phát và lãi suất cho thấy rằng, nếu lãi suất tăng sẽ giúp giảm lạm phát và ngược lại. Cuối cùng, nghiên cứu này đã chỉ ra, tỉ giá và lạm phát có liên quan cùng chiều, có nghĩa là nếu tỉ giá tăng thì dẫn đến lạm phát tăng.
3 Phát huy khả năng tiếp cận tài chính toàn diện hướng đến chính sách xóa đói giảm nghèo - một số lược khảo và khuyến nghị / Nguyễn Hồng Thu, Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 11-15 .- 332
Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong thị trường tài chính và góp phần thực hiện chính sách xóa đói và giảm nghèo. Tài chính toàn diện cung cấp quyền truy cập vào các hệ thống thanh toán, bảo hiểm tiền gửi và nhiều dịch vụ thanh toán khác và điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của tài chính toàn diện đối với quyền truy cập cho các đối tượng trong đó có đối tượng người nghèo và thu nhập thấp. Bài viết này nhằm phân tích đánh giá và chứng minh vai trò của tài chính toàn diện góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và một số giải pháp khuyến nghị nhằm phát huy khả năng tiếp cận tài chính toàn diện cho các đối tượng trong giai đoạn hiện nay.
4 Xây dựng thang đo tài chính toàn diện số / Nguyễn Thị Mỹ Điểm, Phạm Nguyễn Thanh Nhàn // .- 2023 .- Số 812 .- Tr. 51-54 .- 332
Tài chính toàn diện không chỉ giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ tài chính mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển lĩnh vực tài chính tại mỗi quốc gia. Để đo lường chỉ số tài chính toàn diện, có thể sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính hai giai đoạn (PCA) hoặc phương pháp bình quân giản đơn Euclidean. Dựa trên nghiên cứu của Sarmar (2016), nhóm tác giả đã phát triển một chỉ số tài chính toàn diện gồm ba khía cạnh: Tiếp cận, Sự sẵn có và Sử dụng với sự kết hợp các chỉ số dịch vụ tài chính truyền thống và chuyển đổi số.
5 Xây dựng chỉ số tài chính toàn diện đa chiều cấp tỉnh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / TS. Phạm Minh Tú, Lê Quang Trung // .- 2023 .- Số 13 - Tháng 7 .- Tr. 41-49 .- 332
Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xây dựng, tính toán IFI, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam.
6 Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT và một số tác động tới quan hệ thương mại giữa Nga và Việt Nam / Hoàng Thanh // .- 2023 .- K1 - Số 241 - Tháng 07 .- Tr. 78-82 .- 330
Bài viết cũng xác định ảnh hưởng của việc bị loại khoi hệ thống SWIFT đối với nền kinh tế Liên Bang Nga cũng như tác động của vấn đề này tới mối quan hệ thưong mại của Nga với Việt Nam.
7 Mối quan hệ giữa giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng tài chính / TS. Hoàng Thị Thu Hiền // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 39-44 .- 332.1
Bài viết phân tích mối quan hệ phục thuộc và bổ sung lẫn nhau của bảo vệ người tiêu dùng tài chính và giáo dục tài chính. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp nhằm đưa vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính ở Việt Nam hoàn thiện và phát triển.
8 Tăng cường giáo dục tài chính nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam / TS. Phan Thị Anh Đào // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 234 .- Tr. 38-41 .- 332.1
Bài viết, tác giả làm rõ các nội dung về GDTC và vai trò của GDTC đối với sự phát triển tài chính toàn diện, đồng thời đánh giá hoạt động GDTC gắn với phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường tài chính toàn diện ở Việt Nam trong thời gian tới.
9 Nghiên cứu về tài chính toàn diện tại các quốc gia châu Á / Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Thị Hương Trà // Ngân hàng .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 41-50 .- 332.1
Nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng tài chính toàn diện tại 29 quốc gia châu Á dựa trên 03 khía cạnh chính: (1) Chủ thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính; (2) Sản phẩm, dịch vụ cung cấp; (3) Hiểu biết tài chính. Kết quả cho thấy, mức độ tài chính toàn diện tại châu Á có sự gia tăng qua các năm, nhưng một số khía cạnh như mức độ sử dụng, tiếp cận các dịch vụ tài chính; hiểu biết tài chính vẫn còn thấp so với thế giới và có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Từ đó, nghiên cứu khái quát một số hàm ý chính sách để cải thiện, thúc đẩy tài chính toàn diện tại châu Á.
10 Các nhân tố phía cầu tác động đến tài chính toàn diện tại Việt Nam / Phạm Thị Hoàng Anh, Trần Thị Thu Hường // Ngân hàng .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 3-12 .- 332.1
Kết quả mô hình các nhân tố tác động tới tài chính toàn diện tại Việt Nam chỉ ra rằng: Giới tính có tác động ngược chiều tới việc sở hữu tài khoản, sử dụng các dịch vụ tiết kiệm, sử dụng thẻ ATM, sử dụng thẻ tín dụng, sử dụng dịch vụ bảo hiểm, đầu tư. Tác động của biến tuổi (Age) và tuổi bình phương (Age2) lần lượt có dấu tác động dương và âm (có mức độ ý nghĩa 1%) nghĩa là tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa độ tuổi và việc sở hữu tài khoản ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tình trạng hôn nhân, học vấn, thu nhập, mức độ truy cập Internet có tác động dương và có ý nghĩa thống kê tới tài chính toàn diện. Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị chính sách phù hợp trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện của Việt Nam nhằm thực hiện tốt Chiến lược tài chính quốc gia về tài chính toàn diện.