Tài chính toàn diện và hiệu quả của chính sách tiền tệ : phân tích thực nghiệm ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Duy HưngTóm tắt:
Bài viết này sử dụng một mô hình đơn giản để phân tích mối quan hệ giữa tài chính toàn diện (Financial Inclusion - FI) và chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2023. Thay vì sử dụng các chỉ số riêng lẻ để thể hiện sự phát triển của FI, bài viết xây dựng một chỉ số tổng hợp thể hiện mức độ phát triển FI. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng chỉ số phát triển FI (FI Index - FII) sẽ làm giảm lạm phát. Ngoài ra, lãi suất cho vay của các ngân hàng có mối quan hệ tiêu cực với lạm phát ở Việt Nam. Hệ số âm giữa lạm phát và lãi suất cho thấy rằng, nếu lãi suất tăng sẽ giúp giảm lạm phát và ngược lại. Cuối cùng, nghiên cứu này đã chỉ ra, tỉ giá và lạm phát có liên quan cùng chiều, có nghĩa là nếu tỉ giá tăng thì dẫn đến lạm phát tăng.
- Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
- Phát huy khả năng tiếp cận tài chính toàn diện hướng đến chính sách xóa đói giảm nghèo - một số lược khảo và khuyến nghị
- Xây dựng thang đo tài chính toàn diện số
- Xây dựng chỉ số tài chính toàn diện đa chiều cấp tỉnh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
- Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT và một số tác động tới quan hệ thương mại giữa Nga và Việt Nam