CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính toàn diện
31 Tác động của chất lượng thể chế tới tài chính toàn diện : bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới / Phạm Mỹ Hằng Phương, Đặng Thuỳ Nhung // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 516 .- Tr. 35-45 .- 332.024
Bài viết đánh giá tác động của chất lượng thể chế tài chính toàn diện tại 240 quốc gia và khu vực trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2017. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn tới
32 Nâng cao hiểu biết tài chính số góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời đại công nghệ số / Tố Minh Thu // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 17(578) .- Tr. 28-31 .- 332.1
Khái quát các khái niệm, tác động của việc nâng cao hiểu biết tài chính số tới tài chính toàn diện. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiểu biết tài chính số, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời đại công nghệ số.
33 Tác động của tiền gửi từ di cư nội địa đến khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng của hộ gia đình ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Huy Nhượng // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 288 .- Tr. 14-22 .- 658
Nghiên cứu này đánh giá tác động của việc nhận tiền gửi từ di cư nội địa đến tài chính toàn diện ở Việt Nam, biểu hiện qua khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng của hộ gia đình. Kết quả từ phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) cho thấy nhìn chung việc nhận được tiền gửi làm tăng khả năng hộ có tài khoản tại ngân hàng và sử dụng các dịch vụ thẻ do ngân hàng cung cấp. Xét theo khu vực nông thôn và thành thị, nhận tiền gửi từ di cư nội địa làm tăng khả năng mở tài khoản ngân hàng của hộ ở cả hai khu vực. Tuy nhiên, nhận được tiền gửi từ di cư nội địa chỉ có tác động làm tăng khả năng sử dụng dịch vụ thẻ đối với các hộ ở khu vực nông thôn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy vai trò tích cực của tiền gửi từ di cư nội địa trong việc tăng khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng của hộ gia đình, từ đó góp phần tăng cường tài chính toàn diện ở Việt Nam.
34 Phân tích tổng quan về nghiên cứu tài chính toàn diện trên thế giới và gợi ý xu hướng nghiên cứu / Nguyễn Minh Sáng // Ngân hàng .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 47-52 .- 332.024
Bài viết sử dụng phương pháp trắc lượng thư mục để phân tích tổng quan tất cả 1.769 nghiên cứu về chủ đề tài chính toàn diện thuộc lĩnh vực kinh doanh - kinh tế và khoa học xã hội được xuất bản trên cơ sở dữ liệu Scopus. Kết quả của nghiên cứu cung cấp góc nhìn tổng thể về xu hướng xuất bản trên toàn thế giới về chủ đề tài chính toàn diện
35 Phát triển bảo hiểm vi mô, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam / Vũ Thị Yến Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.43 - 47 .- 332
Theo cách tiếp cận về dịch vụ tài chính, tài chính toàn diện là các dịch vụ có thể đáp ứng các mục đích sử dụng: giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Một trong những nội dung của tiếp cận tài chính toàn diện là phát triển các sản phẩm bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm vi mô cung cấp dịch vụ tài chính nhằm dự phòng rủi ro và tích lũy hướng đến những người có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương. Nghiên cứu thực trạng Phát triển bảo hiểm vi mô ở Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp phát triển bảo hiểm vi mô, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.
36 Tài chính toàn diện hướng tới nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam / TS. Phạm Hoài Bắc // Ngân hàng .- 2021 .- Số 18 .- Tr. 08-11 .- 330
Tài chính toàn diện là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu, góp phần tạo cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tác giả đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện hướng tới nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong thời gian tới
37 Hoạt động của các tố chức tài chính vi mô Việt Nam trong bối cảnh phát triển tài chính toàn diện : 10 năm nhìn lại / Lê Thanh Tâm, Ngô Thị Thu Mai // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 6 .- Tr.18-24 .- 332.1
Đánh giá thực trạng hoạt động của các tố chức tài chính vi mô Việt Nam trong 10 năm qua (2010-2019), tập trung vào hai hoạt động chủ chốt: tín dụng, hoạt động tiết kiệm, từ đó đề xuất các giải pháp để các tổ chức này tham gia sâu hơn vào thực hiện chiến lược tài chính toàn diện Việt Nam. Xuất phát từ những tồn tại, trong tương lai chiến lược phát triển tổ chức tài chính vi mô cần tập trung vào một số nội dung cụ thể như: mở rộng phạm vi địa lý tiếp cận ( đặc biệt tại vùng nông thôn và miền núi); đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cho thành viên, đặc biệt về lĩnh vực công nghệ số.
38 Tài chính toàn diện – nhận diện vị trí Việt Nam trong khu vực ASEAN / Nguyễn Đặng Hải Yến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 26-32 .- 332.1
Bài viết sử dụng dữ liệu có sẵn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm đánh giá mức độ tài chính toàn diện của các nước trong khu vực ASEAN, từ đó xác định vị trí của VN trong khu vực trên 4 khía cạnh: sử dụng tài khoản ngân hàng, tiết kiệm, vay mượn, trả lương và các khoản có tính chất như tiền lương. Kết quả cho thấy, chỉ số tài chính toàn diện của Việt Nam đã được cải thiện dần nhưng vẫn ở mức thấp đặc biệt là tính sẵn có của dịch vụ tài chính. Chính phủ Việt Nam cần có những chinyhs sách phù hợp để nâng cao mức độ tài chính toàn diện trên các khía cạnh.
39 Nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số tài chính toàn diện và tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội khu vực Châu Á / Nguyễn Thị Việt Nga // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 206 .- Tr. 13-16 .- 332.1
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số tài chính toàn diện và tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội khu vực Châu Á. Kết quả phân tích cho thấy, tại khu vực châu Á, giai đoạn 2004-2016, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa chỉ số tài chính toàn diện và tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Mô hình này đánh giá hiệu quả của tiếp cận tài chính đến vấn đề tăng trưởng.
40 Các nhân tố thúc đẩy và cản trở tài chính toàn diện ở Việt Nam / Ông Nguyên Chương // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 74-83 .- 332.1
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu gộp và hồi quy tobit với bộ dữ liệu Điều tra hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam (VARHS) 2008, 2010, 2012, 2014, 2016 để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện ở phạm vi hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tình trạng học vấn của chủ hộ, thu nhập hộ, giá trị bằng tiền của các mảnh đất thuộc sở hữu của hộ, số lượng mảnh đất có sổ đỏ của hộ, tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua internet là các nhân tố thúc đẩy; trong khi đó tỷ lệ phụ thuộc của hộ và hộ nghèo là các nhân tố cản trở tài chính toàn diện ở Việt Nam.